Bệnh hạt cơm

Bệnh hạt cơm là gì?

Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV gây nên. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị hạt cơm ngày càng gia tăng và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. 

Hạt cơm có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như niêm mạc, cơ quan sinh dục, vùng hậu môn... Hạt cơm có các dạng chính là hạt cơm thông thường, hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay, hạt cơm phẳng, hạt cơm hậu môn, sinh dục. Trong đó hạt cơm thường và hạt cơm phẳng là 2 dạng bệnh hạt cơm thường gặp nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hạt cơm

Nguyên nhân bệnh hạt cơm

Bệnh hạt cơm là bệnh ngoài da do virus gây u nhú là Papovavirus thuộc nhóm HPV gây ra. HPV có khoảng trên 100 tuýp, mỗi tuýp gây bệnh sẽ liên quan tới một vùng da và một tổ chức riêng biệt.

Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thương trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3, 10.

Biểu hiện bệnh hạt cơm

  • Hạt cơm thường: Dấu hiệu ban đầu có thể nhận diện lúc đầu là xuất hiện các nốt sần nhỏ, giống màu da, bề mặt mụn sần sùi thô ráp, cứng, chắc, nhô cao hơn so với bề mặt da xung quanh. Vị trí người bị hay gặp phải nhất là ở mu bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Hạt cơm không gây đau đớn cho người mắc, trừ khi bóp vào mụn hoặc ấn mạnh vào hạt cơm thì mới cảm nhận thấy đau.

  • Hạt cơm phẳng xuất hiện do HPV tuýp 3, 10, 28 và 49 gây nên. Loại này có biểu hiện là xuất hiện những sẩn dẹt, phẳng, chỉ hơi gờ nhẹ trên mặt da, không sần sùi nhiều như hạt cơm thông thường, kích thước mụn nhỏ, chỉ từ 1mm đến 5mm.

Bệnh hạt cơm có lây không?

Bệnh hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu hạt cơm sẽ mọc nhiều, lan rộng. Bệnh có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với da qua những tổn thương nhỏ như bị trầy xước hoặc cào, gãi. Những hành động này sẽ dễ tạo điều kiện do virus xâm nhập. Hoặc lây nhiễm virus có thể gián tiếp qua các vật dụng bị nhiễm như các dụng cụ cầm tay, đi chung giày dép, dùng chung đồ sinh hoạt, chung hồ bơi hay nhà tắm công cộng.

Cách điều trị bệnh hạt cơm

Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích hạn chế tái phát càng lâu càng tốt và không tạo sẹo. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số phương pháp giúp loại bỏ hạt cơm là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với những trường hợp mụn cơm khô mọc ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật.

Ngoài ra người bệnh có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm giúp loại bỏ chúng. Còn nữa, liệu pháp laser CO2 hiện đại có hiệu quả điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm gan bàn chân hay mụn cơm dưới móng.

Phương pháp giúp loại bỏ hạt cơm là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố

Cách phòng ngừa bệnh hạt cơm

  • Để phòng tránh bị mụn hạt cơm, cần tránh tiếp xúc, không nên cào hay giật mụn vì nó sẽ gây tổn thương hạt cơm đã xuất hiện, nhiễm khuẩn chúng có thể mọc trở lại.

  • Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

  • Nếu đã bị hạt cơm, không tự ý điều trị, tốt nhất cần tới các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Thuốc điều trị bệnh hạt cơm hiệu quả

Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố là loại thuốc được dùng phổ biến. Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta còn có thể điều trị bằng cách cắt mụn cơm, sau đó bôi thuốc acid salicylic. Ngoài ra còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên mụn hạt cơm. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh hạt cơm hiệu quả dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ