Bệnh phong
Bệnh phong là gì?
Bệnh phong là bệnh truyền nhiễm mãn tính gây ra do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ảnh hướng đến hệ thần kinh ngoại biên, đường hô hấp, da và mắt. Hiện nay, cơ chế lây truyền bệnh được xác định chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh. Theo số liệu của Bộ y tế, bệnh phong thường xuất hiện nhiều ở các quốc gia khí hiệu cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Nguyên nhân bệnh phong
Bệnh phong không phải bệnh di truyền. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây nhiễm trùng. Bệnh có thời gian ủ bệnh lâu nên rất khó xác định được nguồn lây. Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn vì hệ miễn dịch kém. Bệnh phong là bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc vết trầy xước trên da nhưng bệnh lây chậm và khó lây. Nếu bạn tiếp xúc trong thời gian dài với người bệnh thì mới có khả năng bị lây bệnh. Tỷ lệ lây bệnh giữa vợ-chồng cũng chỉ 3-5%.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phong
Dấu hiệu của bệnh phong thường dễ dàng quan sát và nhận biết. Bao gồm:
- Da mất cảm giác kèm các tổn thương da
- Da xuất hiện các vệt màu, nổi đốm, mẩn đỏ, nốt sần.
- Tê bì chân tay, yếu cơ, run bàn tay bàn chân.
Các giai đoạn phát triển của bệnh cụ thể sẽ có các triệu chứng sau:
- Giai đoạn 1: Da có các vết đốm li ti, da mất cảm giác nhẹ do tổn thương dây thần kinh.
- Giai đoạn 2: Dấu hiệu tương tự giai đoạn 1 nhưng xảy ra trên diện rộng.
- Giai đoạn 3: Da có các mảng đỏ, sưng hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Cảm giác tê bì chân tay, tổn thương da nặng hơn.
- Giai đoạn 5: Rụng tóc, tổn thương dây thần kinh gây yéu cơ, mất cảm giác tứ chi.
Biến chứng bệnh phong
Bệnh phong gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh tứ chi, viêm loét da và niêm mạc mũi, tổn thương hệ hô hấp trên. Nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể. Ngoài ra, một số biến chứng khác của bệnh tiêu biểu như:
- Viêm mống mắt
- Giảm khả năng sinh lý và ham muốn tình dục
- Suy thận
- Rụng tóc, rụng lông mày, lông mi
- Nghẹt mũi mãn tính, xẹp vách ngăn mũi, chảy máu cam.
Cách điều trị bệnh phong hiện nay
Có hai phương pháp chẩn đoán bệnh phong hiện nay là tìm trực khuẩn phong qua dịch tiết hoặc mô da hoặc tiến hành sinh thiết thưởng tổn để xác định giải phẫu bệnh lý.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh phong chủ yếu là dùng thuốc điều trị. Các loại kháng sinh như dapsone, rifampin, lampren, minocin có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc điều trị bệnh phong cần kiên trì trong khoengr 1-2 năm với những trường hợp nặng.
Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng phải đảm bảo điều trị bằng phương pháp đa hoá trị liệu đủ liều, kiên trì trong thời gian dài.
Cách phòng ngừa bệnh phong
Hiện nay, bệnh phong chưa có phương pháp phòng ngừa bằng vắc-xin. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách:
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.
- Bổ sung các thực phẩm, thuốc chức năng tăng cường lợi khuẩn, vitamin C, kẽm để tăng sức đề kháng cơ thể.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Không tiếp xúc với người bệnh.
- Khi có dấu hiệu triệu chứng bệnh, cần đi khám ngay để phát hiện bệnh kịp thời.
Thuốc điều trị bệnh phong hiệu quả
Một số loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn các thuốc chống viêm để ngăn ngừa tổn thương da. Bạn có thể tham khảo các thuốc điều trị bệnh phong hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng dưới đây.