Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tnwg bát thường lượng dịch ở khớp gối gây đua nhức, sưng và biến dạng khớp. Tình trạng tràn dịch khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là tràn dịch khớp gối. Bệnh thường xảy ra nhát với đối tượng đang ở tuổi trung niên. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng tràn dịch khớp gối gây ra phiền toái trong cuộc sống và làm giảm khả năng vận động đáng kể.
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
- Chấn thương khớp: Các chấn thương do tai nạn, rách sụn chêm, bong gân, đứt dây chằng gối là nguyên nhân làm tràn dịch khớp gối. Do tác động mạnh đột ngột, khớp gối sẽ sản sinh ra nhiều dịch hơn để bảo vệ khớp và khắc phục tổn thương khớp.
- Vận động quá mức: Do đặc điểm nghề nghiệp hay vận động thể thao chuyên nghiệp, khớp gối vận động quá sức và chịu nhiều áp lực sẽ làm bao hoạt dịch bị ảnh hưởng, tiết thêm nhiều dịch khớp để bảo vệ khớp gối.
- Nhiễm khuẩn: những người bị bệnh đái tháo đường, người cao tuổi, người vừa phẫu thuật khớp có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn cao. Vi khuẩn tấn công khớp gối vì nhiễm khuẩn toàn thân hoặc xâm nhập qua các vết thương hở.
- Các bệnh về khớp như viêm khớp gối, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout cũng là nguyên nhân gia tăng tình trạng tràn dịch khớp gối.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối
Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn bệnh:
- Nếu bệnh do viêm xương khớp và các bệnh khớp khác, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khớp, cơn đau giảm dần nếu nghỉ ngơi.
- Nếu bệnh do đầu gối chấn thương, bệnh nhân sẽ thấy đầu gối có vết bầm, sưng to bất thường, đau khi đứng hoặc đi lại.
- Khớp gối chứa dịch sờ vào thấy mềm và nóng ấm, đỏ vùng da bị sưng, khó cử động gập duỗi.
- Có thể kèm theo chảy máu trong khoang khớp.
Biến chứng của bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối nếu chủ quan và không điều trị kịp thời, lâu ngày khớp gối càng sưng to và gia tăng tình trạng đau nhức khớp. Bệnh nhân có thể bị dính khớp, tê cứng xương khớp, hạn chế khả năng vận động.
Biến chứng của bệnh cơ bản không gây đe doạ đến tính mạng người bệnh nhưng lâu ngày ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của bệnh nhân. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh do nhiễm trùng do quá trình chọc hút khớp, khién khớp bị biến dạng và mất hoàn toàn khả năng đi lại. Tuy nhiên, biến chứng này có thể được phòng tránh bằng cách điều trị bệnh sớm từ giai đoạn đầu.
Cách điều trị tràn dịch khớp gối
Với trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng thuốc điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh, kết hợp với vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của khớp gối.
Với những trường hợp nặng hơn, bạn sẽ được hướng dẫn điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp:
- Chọc hút dịch khớp để làm giảm áp lực bên trong khớp, kết hợp với tiêm thuốc để giảm viêm.
- Điều trị nội soi khớp: chẩn đoán tình trạng tràn dịch khớp và khắc phục các tổn thương ở sụn chêm và dây chằng.
- Phẫu thuật: tiến hành xử lý các tổn thương khớp và có thể thay khớp trong trường hợp bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nêu trên.
Cách phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp gối
- Tránh di chuyển đột ngột và chạy ở đường gồ ghề, vận động quá sức để khớp gối không bị tổn thương.
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên các khớp.
- Vận động thể thao nhẹ nhàng với các môn thể thao vừa sức.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh các bệnh xương khớp.
Thuốc điều trị tràn dịch khớp gối
Thuốc tây y được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối chủ yếu là các thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm trùng, tiêm corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoặc thuốc kháng sinh (một số thuốc điều trị bệnh xương khớp như Eldine, Fudtamin, Xương khớp Nhất Nhất,.... Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung các loại thuốc bổ xương khớp để tăng cường tái tạo vùng khớp bị tổn thương. Sau đây là các loại thuốc điều trị tràn dịch khớp gối được các chuyên gia khuyên dùng.