Viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là gì?

Viêm tai xương chũm là tình trạng vi khuẩn tấn công qua lớp niêm mạc các thông bào xương chũm và hòm tai, sau đó diễn biến thành viêm xương chũm. Viêm xương tai chũm còn là hiện tượng xương chũm bị tổn thương xung quanh tai giữa và sào bào.

Một số trường hợp, Viêm tai xương chũm do vi khuẩn có độc tố quá mạnh hay ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, quá trình viêm tiến thẳng vào xương chũm mà không ở tai giữa. Hiện nay kháng sinh phát triển, nên hầu như viêm tai xương chũm và các biến chứng của nó rất ít gặp, chỉ chiếm khoảng 0,1% các trường hợp cấp cứu trong khoa tai mũi họng.

Viêm tai xương chũm

Nguyên nhân Viêm tai xương chũm

Các nguyên nhân dẫn tới Viêm tai xương chũm là:

  • Do nhiễm trùng bởi các vi khuẩn gây nên.

  • Ngoài ra, do bệnh viêm tai bị biến chứng nhưng không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi bệnh nhân mắc viêm tai giữa sau khi bị mắc các bệnh bạch hầu, cúm, sởi và ho gà thường có nguy cơ biến chứng tới viêm tai xương chũm.

  • Tình trạng viêm tắc mạch máu xương và viêm loãng xương tích tụ làm cho các vách ngăn bị phá hủy dần, đôi khi xương bị chết từng khối, ổ mủ tập trung thành túi mủ và trở thành xương mục dẫn tới viêm tai xương chũm.

  • Tất cả mọi người đều có thể bị viêm tai xương chũm. Nhưng bệnh thường xảy ra nhất là ở trẻ từ 6-13 tháng tuổi hay người có hệ miễn dịch kém.

Triệu chứng của Viêm tai xương chũm

Các triệu chứng của bệnh viêm tai xương chũm là:

  • Sốt, nghe kém, đau tai, triệu chứng đang giảm dần nhưng đột nhiên sốt cao trở lại và nhiệt độ lên tới 39-40oC, có thể kèm theo các phản ứng màng não như co giật, mê sảng,…

  • Thể trạng suy nhược, nhiễm độc sốt cao 39-40 độ, mệt mỏi, nhiễm trùng.

  • Ở trẻ em thấy có hiện tượng co giật, thóp phồng giống như bị viêm màng não.

  • Ấn vào đau và mặt chũm thường nề đỏ.

  • Đau theo nhịp mạch đập và sâu trong tai là các triệu chứng chính, đau sâu bên trong tai và lan ra vùng chũm, tình trạng đau tăng lên dữ dội, đau ở vùng thái dương và nhức đầu.

  • Ấn lên bề mặt của xương chũm thấy đau rõ rệt.

  • Nghe kém, thường kèm theo chóng mặt nhẹ và ù tai.

  • Chảy mủ bên trong tai tăng lên hoặc giảm đi do mủ thối hay bị bít tắc dẫn lưu mủ;

  • Mủ tai đặc và có mùi thối khẳn, có màu vàng và xanh đôi khi có tia máu.

Ngoài ra, người bệnh có thể có các dấu hiệu như:

  • Sưng phồng trên nắp bình tai, vành tai bị đẩy ra phía trước, sưng phồng ở phía sau tai, sưng phồng ở phía sau tai.

  • Màng nhĩ nề đỏ, bờ nham nhở, lỗ thủng sát thành ống tai xương, đáy lỗ thủng bị phù nề và xung huyết.

Các biến chứng Viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Phá hủy phần xương bị viêm, kèm theo mất khả năng nghe.

  • Dẫn tới các bệnh lý như áp-xe não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, áp-xe cổ hay áp-xe, liệt dây thần kinh vận động ở cơ mặt, viêm các xương xung quanh hộp sọ. Trong đó, áp-xe não là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

Viêm tai xương chũm

Chẩn đoán Viêm tai xương chũm

Các phương pháp dùng để chẩn đoán tình trạng bệnh là:

  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI.

  • Xét nghiệm mẫu thử từ dịch tai.

Điều trị Viêm tai xương chũm

Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp điều trị như:

  • Uống thuốc điều trị trong thời gian dài.

  • Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương chũm hoàn toàn.

  • Nếu bệnh nặng hơn cần phải tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu, sau đó dùng thuốc uống.Việc điều trị thuốc kháng sinh cần phải liên tục trong vòng 2 tuần. 

  • Ngoài ra có thể phẫu thuật cắt bỏ, loại bỏ tế bào xương chũm và chỉnh sửa xương chũm.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ