4 hành động của mẹ thông thái, càng làm nhiều trẻ càng thông minh

4 hành động của mẹ thông thái, càng làm nhiều trẻ càng thông minh

Sự phát triển EQ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nền giáo dục của cha mẹ, và nếu như mẹ thường xuyên thực hiện 4 hành động sau đây thì chắc chắn trẻ lớn lên sẽ thông minh và thành công. EQ của trẻ không giống với IQ, IQ đến từ Gene, không dễ gì thay đổi, tác dụng của IQ là năng lực giúp nắm vững kiến thức và kỹ năng. EQ dựa vào sự bồi dưỡng mà thành, được thay đổi bởi sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường và con người xung quanh, tác dụng của EQ chính là năng lực thông qua sự liên tưởng, vận dụng và phát huy IQ. Nếu như không có EQ thì dù cho IQ có cao đến mấy cũng khó thành công trong cuộc sống. Bởi vậy, ngày nay việc bồi dưỡng EQ đã được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm tới, họ bồi EQ cho trẻ từ nhỏ giúp cho trẻ ngày càng lạc quan, hài hước, tự tin và khả năng giao tiếp với người xung quanh tốt hơn, từ đó càng nhận được nhiều tình cảm của mọi người. Những bậc cha mẹ thông thái đều hiểu rõ, có những lúc EQ không phải là dạy sẽ có, mà chính cha mẹ phải lấy bản thân làm gương, từ đó sự lạc quan, hài hước của cha mẹ sẽ lây lan sang con. Chúng ta cùng nhau xem mẹ thông thái sẽ làm như thế nào! Mẹ là người mà trẻ thường ỷ vào nhất, vậy nên nếu như mẹ thường xuyên làm bạn và ôm con sẽ giúp trẻ cảm thấy được an toàn, và cảm thấy được yêu thương. Cảm giác an toàn của trẻ càng lớn thì tính cách của trẻ càng tự tin, lạc quan. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương, cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho mình, trẻ sẽ thấy thế giới này thật đẹp, lạc quan và sẽ chủ động giúp đỡ người khác, chủ động xây dựng các mối quan hệ với người khác. 2. Khen ngợi đúng lúc Cha mẹ cần thường xuyên khen ngợi con, tuy nhiên không phải lúc nào cũng khen, luôn miệng nói "con rất giỏi",  mà phải khen đúng lúc đúng thời điểm, và khen rõ tốt ở đâu, việc gì làm đúng. Như vậy, dưới những lời khen ngợi và sự dẫn dắt của mẹ, trẻ mới có sự nhận thức đầy đủ về sự vật, sự việc, kinh nghiệm càng phong phú, tăng cường năng lực phán đoán đúng sai, năng lực nhận thức của trẻ. 3. Thường nói với con rằng "mẹ tin con, nói cho mẹ biết được không?" Dùng lời nói để biểu đạt là yếu điểm của đa số trẻ nhỏ, khi trẻ mắc lỗi hoặc gặp trắc trở, chúng ta nên nói rằng "mẹ tin con, nói cho mẹ biết nguyên nhân xem nào?". Việc này sẽ giúp trẻ giảm nhẹ sự bất an và lo lắng trong lòng, sẽ khích thích sự logic ngôn ngữ của trẻ, khi trẻ thổ lộ cách nghĩ và nguyên nhân mắc lỗi, trẻ sẽ nhận ra rằng nói chuyện có hiệu quả hơn bạo lực cảm xúc nhiều. Một đứa trẻ biết biểu đạt sẽ có EQ ngày càng cao. 4. Nói với trẻ rằng "có cần mẹ giúp đỡ không?" Tiết tấu của trẻ luôn chậm hơn so với người lớn, khi trẻ không theo kịp chúng ta được, hoặc có một áp lực nào đó khiến trẻ có cảm xúc tiêu cực, nếu như lúc đó không nhận được sự giúp đỡ từ người khác, sẽ rất dễ khiến trẻ lớn lên có tính cách lạnh lùng vô tình. Cho nên, khi chúng ta khích lệ trẻ tự lập cũng chớ quên nói với trẻ rằng "có cần mẹ giúp gì không?" trẻ có EQ cao sẽ đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, cũng sẽ vui lòng đi giúp đỡ người khác.
Nắng nóng gay gắt, bà bầu có nguy cơ thiếu ối và cách phòng tránh

Nắng nóng gay gắt, bà bầu có nguy cơ thiếu ối và cách phòng tránh

Phụ nữ mang bầu rất vất vả, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng thì càng vất vả và mệt mỏi hơn. Vậy nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu như thế nào, và làm thế nào để bà bầu giữ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng này? Cùng theo dõi nội dung dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này! Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, thời tiết nắng nóng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến người mẹ, đặc biệt là những bà bầu phải làm việc ngoài trời, làm việc ngoài cánh đồng. Ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng đối với bà bầu cũng giống như với các đối tượng nguy cơ cao như người già, người có bệnh mãn tính, tim mạch đó là có thể bị say nắng, sốc nhiệt. Nắng nóng quá mức ảnh hưởng mạnh đến huyết động. Những điều này rất nguy hiểm với bà bầu vì huyết động thay đổi mạnh sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung rau. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, thậm chí ngừng tuần hoàn cả mẹ và con. Thêm nữa việc thời tiết nắng nóng mẹ bầu còn phải đối mặt với nguy cơ mất nước và mất muối vì ra mồ hôi nhiều. Với người khỏe, sự bồi phụ mất nước, mất muối rất dễ, nhưng với phụ nữ mang thai sự bồi phụ rất khó khăn. Khi bị mất nước, mất muối cơ thể sẽ tự điều chỉnh co mạch để phân phối tuần hoàn và ưu tiên cấp máu đến một số nơi. Chính vì thế, mất muối mất nước kéo dài sẽ làm co động mạch tử cung lại, làm gián đoạn tuần hoàn tử cung rau và dẫn đến thai bị ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt gây ra hiện tượng thiểu ối. Thiểu ối do nắng nóng có thể hồi phục nhưng đây cũng được coi là một trong những stress thai nghén, PGS.TS Trần Danh Cường phân tích. Với riêng những phụ nữ mang thai có bệnh huyết áp cao và tiền sản giật cần phải chú ý nguy cơ đột qụy, tai biến do tăng giảm huyết áp đột ngột khi đi ra ngoài nắng và đi vào trong lạnh. Nguyên nhân là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến thay đổi huyết động đột ngột và dẫn đến các biến cố nghiêm trọng với người huyết áp cao nói chung và người phụ nữ mang thai bị huyết áp cao nói riêng. PGS.TS Trần Danh Cường lưu ý với bà bầu phải làm việc ngoài trời những ngày này nên tránh buổi trưa và đầu giờ chiều. Mẹ bầu cần uống đủ nước. Thông thường mỗi ngày uống 1,5 lít nước, những ngày nắng nóng nên uống nhiều hơn khoảng từ 2 -2,5 lít nước. Phụ nữ mang thai cũng có thể uống thêm các loại nước có muối khoáng, tuy nhiên không nên tự ý pha muối vào nước. Đồng thời chị em nên tránh xa nước ngọt đóng chai, hạn chế sử dụng các loại nước có chứa nhiều đường như nước mía, nước dừa…. Trên đây là một số lưu ý và khuyến cáo của PGS.TS Trần Danh Cường dành cho các bà bầu mỗi khi thời tiết nắng nóng gay gắt. Mẹ bầu hãy bỏ túi để có thể áp dụng khi cần nhé!
6 điều mẹ bầu cần phải làm khi biết mình có thai

6 điều mẹ bầu cần phải làm khi biết mình có thai

Mang thai và sinh con là một hành trình vô cùng quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Vậy nên, ngay khi biết mình có thai, mẹ bầu cần phải làm 6 điều dưới đây, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kì. 1. Thông báo cho chồng, gia đình và người thân biết việc mình có thai Mang thai là 1 tin tức tốt vậy nên chẳng có lí do gì mà mẹ bầu không báo cho gia đình người thân, đặc biệt là chồng mình cả. Khi có thai mẹ bầu nên báo ngay cho chồng và gia đình, những người thân quan trọng đối với bản thân mình biết. Nếu không tiện để báo ngay (vì 1 lý do gì khó nói) thì cũng không sao cả, mẹ bầu hoàn toàn có thể chọn báo cho ai và báo vào thời điểm nào đó thích hợp hơn. Hoặc nếu bạn quá vui và háo hức, không thể chờ được và muốn chia sẻ niềm vui cho ai đó thì bạn có thể nói ngay với một người lạ cũng không sao cả. Bạn vừa có thể thể hiện và chia sẻ niềm vui vừa cũng có thể nhận được lời chúc mừng từ họ. 2. Nói không với bia rượu, thuốc lá và dừng uống thuốc Bia rượu hay hút thuốc lá trong quá trình mang thai rất nguy hiểm cho em bé trong bụng, có khả năng gây dị tật và làm giảm sự phát triển trí não ở thai nhi, bất kể lượng tiêu thụ là bao nhiêu. Vì thế, tốt nhất, mẹ bầu nên nói "không" với bia rượu và thuốc lá để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đối với việc sử dụng thuốc, nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe và uống thuốc thì bạn nên kiểm tra thật kỹ hướng dẫn sử dụng và chống chỉ định của loại thuốc mà mình đang dùng, tốt nhất là nên tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ để chắc chắn xem liệu mình có phải dừng uống vì sự an toàn của thai nhi hay không. 3. Đặt lịch đi khám thai Khi có thai bạn cần được khám định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa, việc này sẽ giúp bạn có được lời khuyên đúng đắn cho một thai kì khỏe mạnh ngay từ bước đầu và sớm phát hiện được những vấn đề của thai nhi để kịp thời xử lí. Ví dụ, nếu bạn có bất kỳ hay tất cả các triệu chứng dưới đây thì hãy đi khám ngay để xem mình có thể có nguy cơ sảy thai hay không: - Đau lưng từ nhẹ đến nặng (tệ hơn cả hội chứng tiền kinh nguyệt). - Dịch nhầy trắng - hồng. - Các cơn co thắt thực sự (rất đau và xảy ra mỗi 5 đến 20 phút). - Chảy máu màu nâu hoặc đỏ tươi và bị hoặc không bị chuột rút. - Mô giống như cục máu đông từ âm đạo. - Dấu hiệu mang thai tự nhiên biến mất. 4. Ăn uống lành mạnh và bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai Thai nhi trong thời gian phát triển cần rất nhiều dưỡng chất, vậy nên để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu nên có một chế độ ăn cân bằng và đa dạng đầy đủ dưỡng chất và uống đủ nước. Vitamin bổ sung cho bà bầu cũng rất tốt, đặc biệt sắt, canxi, acid folic là ba thứ rất cần thiết cho các bà mẹ mang thai. 5. Tập thể dục thường xuyên Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn giúp quá trình "vượt cạn" dễ dàng hơn. Ngoài ra, vận động còn làm tinh thần phấn chấn hơn, giảm stress và dễ lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh hơn. Những bài tập phù hợp cho mẹ bầu gồm có: yoga, bơi, pilates, đi bộ,... Mẹ bầu cũng nên chú ý rằng tập luyện là tốt nhưng tuyệt đối không nên tập với cường độ nặng và quá sức. 6. Nghỉ ngơi đầy đủ Bạn đang nuôi trong mình một mầm sống nên việc cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi là những vấn đề thông thường và dễ hiểu khi mang thai. Hãy đảm bảo rằng bạn lắng nghe cơ thể mình, ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.
Điểm mặt những thực phẩm bà bầu không nên bỏ qua khi mang thai

Điểm mặt những thực phẩm bà bầu không nên bỏ qua khi mang thai

Khi mang thai, việc bổ sung thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cung cấp hỗn hợp tối ưu các chất dinh dưỡng cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kì, mẹ bầu sẽ cần bổ sung khoảng 300 calo trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Trường Anh sẽ mách nhỏ mẹ bầu 1 số thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho mình. Đậu đỗ Đậu xanh, đậu lăng, đậu đen và đậu nành cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate, canxi và kẽm. Sữa chua (ít béo hoặc không béo) Sữa chua là nguồn dồi dào protein, canxi, vitamin B và kẽm. Sữa chua thường chứa nhiều canxi hơn sữa. Thịt bò Phần nạc bò, chẳng hạn như bít tết thịt bò phần lưng trên chứa nhiều protein, vitamin B6, B12, niacin, cũng như kẽm và sắt ở dạng hấp thụ cao. Thịt bò cũng rất giàu choline, cần thiết cho sự phát triển trí não và năng lực nhận thức cao nhất. Quả mọng Quả mọng chứa nhiều carbohydrate, vitamin C, kali, folate, chất xơ và chất lỏng. Các chất phytonutrients trong quả mọng là hợp chất thực vật tự nhiên giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại. Sữa Sữa là một nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, phốt pho và vitamin D - chất dinh dưỡng tạo xương mà mẹ và con cần mỗi ngày. Sữa cũng rất giàu protein, vitamin A và vitamin B. Nước cam Nước cam có thêm canxi và vitamin D chứa cùng hàm lượng các chất dinh dưỡng này giống sữa. Thêm vào đó, nước cam cung cấp lượng lớn vitamin C, kali và folate. Thịt lợn thăn Thịt lợn thăn tương tự ức gà không xương, không da. Nó chứa nhiều các vitamin B gồm thiamin, niacin, vitamin B6, kẽm, sắt và choline. Cá hồi Cá hồi cung cấp protein, vitamin B và chất béo omega-3 thúc đẩy sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ. Khoai lang Khoai lang chứa nhiều vitamin C, folate, chất xơ và carotenoids - các hợp chất mà cơ thể bạn chuyển đổi thành vitamin A. Chúng cũng cung cấp kali với số lượng lớn. Phô mai (tiệt trùng) Phô mai cung cấp một lượng lớn canxi, phốt pho và magiê cho xương và thai nhi, cộng với vitamin B12 và protein (hãy sử dụng các loại phô mai ít béo). Trứng Trứng cung cấp tiêu loại protein cực kỳ chất lượng bởi chúng chứa tất cả các axit amin mà bạn và em bé của bạn đều cần để phát triển khỏe mạnh. Trứng cũng bao gồm hơn 10 loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn choline, lutein và zeaxanthin. Một số nhãn hàng cung cấp trứng giàu chất béo omega-3 mà bé cần để phát triển trí não và thị lực tốt nhất, vì vậy hãy kiểm tra nhãn hiệu trước khi mua. Bông cải xanh Loại rau này cung cấp folate, chất xơ, canxi, lutein, zeaxanthin, carotenoids để tăng cường thị lực; kali để cân bằng dịch và huyết áp. Hơn thế nữa, bông cải xanh cũng chứa các nguyên liệu thô để sản xuất vitamin A trong cơ thể. Ngũ cốc nguyên cám ​ Ngũ cốc nguyên cám giàu axit folic và các loại vitamin B khác, sắt và kẽm. Ngũ cốc nguyên chất cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn các loại ngũ cốc tinh luyện, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng và bột mì trắng.
6 cách đơn giản giúp bảo vệ bé an toàn trong mùa dịch

6 cách đơn giản giúp bảo vệ bé an toàn trong mùa dịch

     Dịch Covid-19 vẫn đang là mối đe dọa xung quanh mỗi chúng ta, hãy bỏ túi 6 bí kíp dưới đây để giúp bé an toàn trong mùa dịch này nhé. 6 bí kíp này hứa hẹn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp mẹ bảo vệ bé khỏi virus, phát triển khỏe mạnh. Dạy bé cách giữ vệ sinh cá nhân Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp trẻ tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Mẹ có thể hướng dẫn bé tự bảo vệ bản thân khi ở nhà và chốn công cộng như không dụi mắt, mũi bằng tay mà sử dụng khăn giấy; dùng khuỷu tay che miệng khi hắt xì hơi, ho; bấm thang máy bằng khuỷu tay và rửa tay sau khi tiếp xúc với các vật dụng chứa nhiều vi khuẩn (như là tay nắm cửa, điện thoại di động, nút bấm trong thang máy…). Cho bé ngủ đủ giấc Thời điểm này các bé đang được nghỉ hè vì vậy lịch trìnhsinh hoạt của trẻ ít nhiều sẽ bị đảo lộn, bé có xu hướng dành nhiều thời gian để chơi thay vì ăn đúng bữa và ngủ đủ giấc như khi ở trường. Mẹ nên biết, trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tiết ra các hormone quan trọng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày. Vì vậy, hãy cho bé ngủ đủ giấc, bởi ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, ít gặp vấn đề về sức khỏe. Đối với trẻ từ 1-3 tuổi 1 ngày nên ngủ từ 13-13,5 tiếng, còn đối với trẻ từ 3-6 tuổi nên ngủ đủ 11-11,5 tiếng mỗi ngày. Kiểm tra thân nhiệt cho bé mỗi ngày Việc kiểm tra thân nhiệt cho bé cần được tiến hành thường xuyên kể cả khi bé không ra ngoài. Đây là cách đơn giản nhất để nhận biết những dấu hiệu bất thường ở cơ thể trẻ. Từ đó, các bà mẹ có thể phòng tránh và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Trang bị khẩu trang cho bé Virus nCoV (Covid-19) xâm nhập vào cơ thể và lây lan qua đường hô hấp, bởi vậy việc trang bị khẩu trang cho trẻ là việc làm cần thiết khi ra ngoài. Mẹ nên nhớ đeo khẩu trang cho con phải che kín cả mũi lẫn miệng, cũng như hướng dẫn bé cách đeo khẩu trang đúng cách: Không sờ tay lên khẩu trang, khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn và không tái sử dụng. Luôn mang nước rửa tay khô khi ra ngoài Rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với các vật dụng dùng chung, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là một trong những thói quen mà ba mẹ nên tập cho bé làm quen, bởi đây là giải pháp phòng ngừa Covid-19 được Bộ Y tế khuyến cáo. Trẻ em vốn hiếu động, nghịch ngợm nên rất dễ tiếp xúc với các môi trường, vật dụng thiếu vệ sinh. Khi không được rửa sạch, tay bé sẽ tích tụ hàng nghìn vi trùng và nếu chạm vào mắt và mũi, sẽ tạo điều kiện các vi trùng, vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Để trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc rửa tay, mẹ cần hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chuẩn bị sẵn nước rửa tay khô để bé tự giác bảo vệ bản thân. Đổi mới bữa ăn mỗi ngày và bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết Ngoài việc ngủ đủ giấc thì việc ăn uống điều độ, đủ chất cũng sẽ giúp bé khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt khi đang trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc ăn uống đủ chất bổ sung chất dinh dưỡng cho bé lại càng cần phải chú ý. Để bé thêm hứng thú với việc ăn uống, mẹ hãy đổi mới thực đơn mỗi ngày, chế biến các món ăn mới và trang trí đẹp mắt để kích thích bé ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn. Để tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch và sức đề kháng cho con, mẹ có thể cho bé dùng thêm các loại thức uống dinh dưỡng có chứa HMO và colostrum. Với những bí quyết ở trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bé hiệu quả, vậy nên các mẹ đừng bỏ qua mà hãy thử áp dụng cho bé nhà mình ngay nhé!
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ