Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào để tốt nhất cho con?

Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào để tốt nhất cho con?

Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào, nếu ăn quá “tiêu chuẩn” thì sẽ xảy ra tình trạng gì? là những vấn đề được hầu hết các chị em quan tâm. Trứng vịt lộn được biết đến là một món ăn bổ dưỡng và dễ ăn. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi. Trứng vịt lộn có tốt cho mẹ bầu không? Theo kết quả nghiên cứu, trong mỗi 100g trứng vịt lộn có chứa tới 182 kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipid, 82mg canxi, 212mg photpho,... và sắt, vitamin A, B, C,... Đây đều là các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, trứng vịt lộn được đánh giá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho mẹ bầu. Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng và tốt cho mẹ bầu Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, những thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn sẽ phát huy tác dụng nếu mẹ bầu sử dụng khoa học, với tần suất vừa đủ và đúng cách dùng. Ngược lại, nếu lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn, ăn không đúng thời điểm sẽ là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh về tim mạch, tiểu đường cho người mẹ; thậm chí còn có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào? Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào giai đoạn nào của thai kỳ và ăn vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây: Giai đoạn thích hợp để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn Tuy chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn dễ gây chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là đau bụng. Do vậy, nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì chẳng những không phát huy được công dụng mà ngược lại còn là nguyên nhân gián tiếp khiến mẹ biếng ăn, nhạy cảm với mùi. Hơn nữa, trong thành phần trứng vịt lộn có chứa vitamin A và carotene rất không tốt cho thai nhi trong giai đoạn này, nên có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc cho thai nhi dẫn tới các dị tật bẩm sinh. 3 tháng giữa là giai đoạn thích hợp để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn Từ tháng thứ 4 mẹ bầu có thể bổ sung trứng vịt lộn vào thực đơn với tần suất 2 quả/tuần để giúp thai nhi phát triển toàn diện về cả chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý khi đã ăn trứng vịt lộn, bạn không nên uống vitamin A bởi sẽ gây thừa chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Về những tháng cuối cùng thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì giai đoạn này dễ gây dư thừa chất. Và mẹ bầu dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới sức khỏe; đặc biệt trong thời gian quan trọng cần chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực và tinh thần để chuẩn bị cho ngày lâm bồn. Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, trưa hay tối? Các mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không ăn vào buổi tối hoặc gần sát giờ đi ngủ bởi dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu dẫn tới mất ngủ. Từ đó, dễ tăng thêm sự mệt mỏi, uể oải cho người mẹ. Nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn khi mang bầu sẽ gặp phải hiện tượng gì? Một trong những lưu ý quan trọng được khuyến cáo đó là bà bầu không sử dụng quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Bởi, nếu lạm dụng sẽ dẫn tới rủi ro: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc tiểu đường thai kỳ. Người mẹ dễ bị béo phì, thừa cân do năng lượng và chất béo trong trứng vịt lộn khá cao. Dư thừa vitamin A, thai nhi có khả năng bị ngộ độc hoặc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, do vậy không nên sử dụng trong giai đoạn này. Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho “bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào”. Đừng quên truy cập trang tin của chúng tôi hàng ngày để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Cách lên thực đơn cho bà bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Cách lên thực đơn cho bà bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Dù đang trong giai đoạn nào của thai kỳ thì việc xây dựng một thực đơn cho bà bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng là cần thiết. Và để làm được điều này, trước đó bạn cần tìm hiểu và nắm được nhu cầu dinh dưỡng, thực phẩm tốt cần bổ sung, thực phẩm cần tránh và những lưu ý giúp mẹ nạp đủ dinh dưỡng mà không cần ăn uống quá nhiều. Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho bà bầu tất cả các giai đoạn Mỗi một giai đoạn, mẹ bầu sẽ cần bổ sung hoặc duy trì những chất dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể: Trong 3 tháng đầu: Lúc này, não bộ thai nhi bắt đầu hình thành. Do đó, mẹ cần tập trung vào dưỡng chất quan trọng như: Axit folic nhằm ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh và giúp trí não con phát triển tốt hơn, hàm lượng cần bổ sung ít nhất 600 microgam/ngày. Ngoài ra, sắt cũng rất cần thiết để cấu thành sự tạo máu, phát triển các tế bào hồng cầu và mạch máu ở thai nhi; 27 miligam sắt/ngày là hàm lượng được khuyến cáo cho mẹ. Trong những tháng thai kỳ đầu, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu Axit folic Trong 3 tháng giữa: Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất. Do đó: Cần bổ sung canxi là cần thiết để hệ xương, răng, cơ và thần kinh chắc khỏe. Và hàm lượng canxi cần bổ sung là 1000 miligam/ngày. Chất đạm: cung cấp năng lượng giúp thai nhi phát triển thể chất. Acid béo: đảm bảo trí não thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần bổ sung 140mg/ngày. Sắt: hàm lượng khuyến cáo trong giai đoạn này là 60mcg/ngày. Acid folic: 400mcg/ngày. Trong 3 tháng cuối: Thai nhi phát triển nhanh chóng cả về kích thước và trí não. Vậy nên, mẹ cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất: canxi, sắt, omega-3, vitamin C, D,... Cách xây dựng thực đơn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng Để có một thai kỳ an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi, trước khi lên thực đơn bạn cần tìm hiểu: Thực phẩm tốt cần bổ sung trong thực đơn cho bà bầu Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa những loại vitamin khác nhau, do đó nguyên tắc đầu tiên là mẹ bầu cần sử dụng đa dạng thực phẩm thuộc nhiều nhóm, bao gồm cả các chất từ động vật và thực vật: Protein: cá, thịt gà, đậu lăng, trứng,... Axit Folic: súp lơ, ớt chuông, bắp cải, đậu nành,... Chất xơ: khoai lang, yến mạch, trái cây,... Chất béo lành mạnh: bơ, dầu ô liu, sữa chua, các loại hạt,... DHA: cá hồi, cá chép, cá quả,... Sắt: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, ngũ cốc, các loại hạt, rau có màu xanh đậm,... Canxi: trứng, đậu nành, cà mòi,... Iot: rong biển, rau chân vịt, cải thảo, rau cần, cá biển,... Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm Thực đơn cho bà bầu cần tránh thực phẩm gì? Trong thời gian mang bầu, người mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Do đó, mẹ bầu cần tránh: Cà phê. Rượu. Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá mập, cá kiếm,... Thực phẩm đã chế biến sẵn. Đồ ăn ôi thiu. Thịt sống, thịt tái,... cần thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Cần lưu ý gì khi lên thực đơn cho bà bầu Thực đơn cho mẹ bầu cần đảm bảo 3 yếu tố cơ bản đó là: đầy đủ dinh dưỡng, ngon và sạch. Do vậy, cần chú ý: Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Thực phẩm cần tươi ngon, sạch, được kiểm duyệt chất lượng an toàn thực phẩm. Hạn chế sử dụng các loại trái cây có hàm lượng đường cao, nhằm ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ. Mỗi tuần, nên ăn ít nhất 2 - 3 bữa cá. Thay vì chọn thịt có mỡ, mẹ bầu nên chọn thịt nạc để có hàm lượng protein cao nhất. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ, bữa phụ nên cách bữa chính với thời gian từ 2,5 - 3 giờ. Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn cho bà bầu. Ngoài thực phẩm thì mẹ bầu có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm bổ sung vitamin - khoáng chất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của mẹ và thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Những món ăn tốt cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ

Những món ăn tốt cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ

Những món ăn tốt cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là với chị em lần đầu mang thai. Trong thời gian này, thai nhi tập trung phân hóa và hình thành các cơ quan chính. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cần đa dạng các nhóm để cung cấp năng lượng thiết yếu cho mẹ và thai nhi.   Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ Nguồn dinh dưỡng trong tháng đầu tiên thai kỳ là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong giai đoạn sau; do vậy mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm. Trong tháng đầu, mẹ bầu nên uống bổ sung axit folic - hoạt chất thiết yếu cho sự phát triển và phân chia tế bào, đồng thời đóng vai trò hình thành của tế bào máu. Axit folic có nhiều trong các loại ngũ cốc Axit folic có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh có màu đậm, hoa quả, thịt bò,... Tuy nhiên, tháng này sẽ rất khó khăn để cung cấp đủ acid folic tối thiểu khi mẹ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu do thai nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Lúc này, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng các thực phẩm, viên uống bổ sung acid folic.   Tổng hợp những món ăn tốt cho bà bầu tháng đầu Những món ăn cho bà bầu dưới đây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hãy tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng tuần: Cháo cá hồi Thành phần dinh dưỡng của cá hồi chứa hàm lượng cao DHA, các vitamin nhóm B, các axit amin,... không chỉ tốt cho thai nhi mà còn là biện pháp giúp người mẹ cải thiện tâm trạng hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hormone nội tiết tăng lên trong tháng đầu. Cháo cá hồi là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho bà bầu Trứng gà Trứng gà là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho mẹ bầu, bởi trong thành phần có chứa đa dạng các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kali, natri, magie, photpho,... Đồng thời, hàm lượng protein cao, các loại vitamin, canxi, sắt, acid folic, omega-3,... Hơn nữa, trứng là nguyên liệu dễ chế biến thành những món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị. Một số gợi ý: trứng rán, trứng luộc, trứng cuộn rau củ, salad trứng, trứng đúc thịt, trứng hấp đậu phụ,... Chân giò hầm củ sen Đây là một trong những món ăn tốt cho bà bầu không nên bỏ qua. Chân giò hầm củ sen có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn cho mẹ; rất phù hợp với giai đoạn ốm nghén. Nấm kim châm xào thịt bò Món ăn chứa giá trị dinh dưỡng cao, giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và nhiễm virus thông thường. Đồng thời, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cháo bí đỏ với tôm Trong bí đỏ có hàm lượng beta-caroten dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm táo bón cho mẹ bầu. Bên cạnh những món ăn tốt cho bà bầu, các mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhằm bổ sung các sản phẩm nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết mà chế độ ăn thông thường không kịp đáp ứng. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé mỗi ngày. Xem thêm: Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bà bầu ăn trứng vịt lộn: Công dụng và những lưu ý cần ghi nhớ

Bà bầu ăn trứng vịt lộn: Công dụng và những lưu ý cần ghi nhớ

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và ưa thích của nhiều người Việt, và bà bầu cũng không ngoại lệ. Vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không? cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn? Những thông tin này sẽ có trong nội dung dưới đây, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu. Công dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn Theo bảng thành phần thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì trong 100 gram trứng vịt lộn có chứa: Năng lượng 182 kcal. Protein 13,6 gr. Lipid 12,4 gr. Canxi 82 mg. Photpho 212 gr. Cholesterol 600 mg. Beta carotene. Sắt. Vitamin nhóm A, B, C,... Thành phần dinh dưỡng đa dạng trong trứng vịt lộn Do vậy, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn mang đến nhiều công dụng trong việc bồi bổ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể: Cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ nhiệm vụ tạo máu, giúp cho mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh; đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nguồn năng lượng cao tới 182 kcal giúp mẹ bầu hoạt động với công suất tốt hơn. Giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thường xảy ra ở mẹ bầu. Có lượng canxi dồi dào, ăn trứng vịt lộn khi mang thai sẽ giúp cho hệ xương - răng của thai nhi phát triển tốt hơn. Vitamin A có trong trứng ngỗng hỗ trợ cho sự phát triển tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý điều gì? Để món trứng vịt lộn cho bà bầu giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng mà không gây ra những tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý: Không ăn quá nhiều trứng vịt lộn, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả. Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn, cần chia thành 2 bữa, mỗi bữa 1 quả. Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn Nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nguồn năng lượng dồi dào trong loại thực phẩm này không phù hợp trong hai giai đoạn này. Do có hàm lượng cholesterol và năng lượng cao nên nếu lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, đặc biệt là gần sát giờ đi ngủ. Lượng đạm trong trứng vịt lộn sẽ khó tiêu, gây chướng bụng, khó chịu và dẫn tới mất ngủ. Ăn trứng vịt lộn khi mang thai mẹ không nên ăn kèm rau răm và một số gia vị khác, vị chúng không có lợi cho sự phát triển; thậm chí còn ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A, sẽ dễ gây ra tình trạng dư thừa; không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những thực phẩm và trái cây tốt cho quá trình mang bầu qua bài viết dưới đây. Xem thêm: Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Câu chuyện mẹ bầu ăn trứng ngỗng con thông minh, thực hư ra sao?

Câu chuyện mẹ bầu ăn trứng ngỗng con thông minh, thực hư ra sao?

Nhiều người quan niệm rằng, trong thời gian mang bầu nếu người mẹ ăn trứng ngỗng con thông minh, khỏe và đẹp hơn. Điều này có thực sự chính xác? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích vấn đề, mời bạn đọc cùng tìm hiểu. Có phải mẹ bầu ăn trứng ngỗng con thông minh? Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ tin rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Tuy nhiên, thực tế chưa có kết luận khoa học nào khẳng định điều này. So với trứng gà, thì trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng tương đối giống, chỉ khác nhau về lượng dưỡng chất. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong trứng ngỗng lại thấp hơn trứng gà, đặc biệt là vitamin A - một loại vitamin rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Trứng ngỗng là loại thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng Hơn nữa, lượng chất béo và cholesterol của trứng ngỗng còn cao hơn nhiều so với trứng gà. Việc ăn nhiều trứng ngỗng sẽ khiến mẹ bầu tăng nguy cơ béo phì và gặp các triệu chứng bệnh lý về hệ tim mạch. Do vậy, thay vì nghe theo lời đồn ăn trứng ngỗng con thông minh, các mẹ bầu cần tìm hiểu và lựa chọn trứng ngỗng như một loại thực phẩm có thể dùng để thay đổi khẩu vị với giới hạn tối đa 2 lần mỗi tuần.   Mẹ bầu cần ăn gì để con thông minh? Muốn con sinh ra khỏe mạnh, trí não phát triển, mẹ bầu cần ăn uống đa dạng và đủ chất trong suốt quá trình mang thai. Người mẹ cần chia ra làm 3 giai đoạn cụ thể (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối), mỗi giai đoạn sẽ tác động vào sự phát triển của con. Và người mẹ cần căn cứ vào thời điểm để bổ sung dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất. Mẹ bầu cần ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc các nhóm dinh dưỡng khác nhau Trong 3 tháng đầu: mẹ bầu cần bổ sung axit folic, và các loại thực phẩm thích hợp đó là: ngũ cốc, các loại hạt,... có thể uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng nếu chế độ ăn uống không đủ cung cấp lượng axit folic thiết yếu. 3 tháng giữa: đây là giai đoạn quan trọng. Lúc này, trẻ hình thành và phát triển hệ xương khớp nên cần bổ sung canxi, sắt, DHA, omega-3,... mục tiêu là mẹ cần tăng 4 - 5kg, và các loại thực phẩm thích hợp có thể kể đến như: thịt, trứng, sữa, cá, đậu, đỗ, tim, cật, rau xanh, các loại hạt,... 3 tháng cuối: Trẻ phát triển mạnh mẽ về cơ bắp và mô, do vậy mẹ cần bổ sung nhiều protein với khoảng 70g/ngày. Các loại thực phẩm tốt cho những tháng cuối thai kỳ: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, sữa, các loại đậu,... Lưu ý, trong những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn, bởi sẽ tác động đến huyết áp thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ bầu cần tuân thủ khám thai định kỳ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.   Thực tế, quan niệm ăn trứng ngỗng con thông minh hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học minh chứng. Để giúp con thông minh, mẹ bầu nên ăn đa dạng các nhóm ăn thuộc những nhóm thực phẩm khác nhau; đồng thời bổ sung đủ các vitamin và dưỡng chất; tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Xem thêm: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
3 hiểu lầm nguy hiểm về ăn trứng ngỗng khi mang thai

3 hiểu lầm nguy hiểm về ăn trứng ngỗng khi mang thai

Ăn trứng ngỗng khi mang thai để con sinh ra thông minh, khỏe mạnh đã được các chị em phụ nữ truyền tai nhau rất nhiều. Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học thì chưa có minh chứng về điều này. Thậm chí, việc mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng và ăn sai cách còn là nguyên nhân gây hại cho chính sức khỏe người mẹ và thai nhi. Thông tin dưới đây sẽ phân tích chi tiết hơn về vấn đề, mời bạn đọc cùng tìm hiểu. 1. Ăn trứng ngỗng khi mang thai giúp con khỏe mạnh, thông minh Mỗi quả trứng ngỗng có trọng lượng trung bình khoảng 300gram, kích thước này to hơn gấp 4 lần một quả trứng gà và hơn 3 lần so với một quả trứng vịt. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng chứa trong quả trứng ngỗng lại thấp hơn so với trứng gà, ngoại trừ lượng protein. Trứng ngỗng chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng Mặc dù có giá cả đắt đỏ hơn rất nhiều lần trứng gà nhưng xuất phát phát từ quan niệm dân gian, trứng ngỗng vẫn được nhiều bà mẹ lựa chọn ăn bổ sung trong suốt thai kỳ để con được khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay chưa có một kết quả nghiên cứu nào chứng minh mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng hoặc không sử dụng trứng ngỗng trong quá trình mang bầu. 2. Ăn trứng ngỗng khi mang thai vào tất cả các bữa trong ngày Một sai lầm nguy hiểm khi nhiều mẹ bầu cho rằng ăn càng nhiều trứng ngỗng sẽ càng giúp con có thêm dinh dưỡng, khỏe đẹp và kháu khỉnh hơn. Do vậy, đã không ngần ngại lựa chọn trứng ngỗng là thực phẩm chính trong các món ăn hàng ngày. Mẹ bầu cần biết rằng, bên cạnh protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu; trong trứng ngỗng còn chứa chất béo và cholesterol với hàm lượng cao. Do vậy, khi ăn nhiều trứng ngỗng có thể gây ra tình trạng béo phì, khó tiêu,... thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng ngỗng Lời khuyên dành cho mẹ bầu, chỉ nên tiêu thụ 2 quả trứng ngỗng mỗi tuần. Và khi ăn trứng ngỗng, mẹ bầu nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn vào buổi tối để tránh bị đầy bụng, khó tiêu gây khó chịu, mất ngủ. 3. Mọi mẹ bầu đều có thể ăn trứng ngỗng khi mang thai Như đã phân tích ở trên, trong thành phần có chứa hàm lượng cao các lipid và cholesterol nên trứng ngỗng không phù hợp với mẹ bầu mắc chứng thừa cân, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid,... và các mẹ bầu có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch. Giải pháp thay thế trứng ngỗng lúc này là sử dụng trứng gà bởi thành phần dinh dưỡng giữa hai loại này gần tương đương nhau. Như vậy, ăn trứng ngỗng khi mang thai không hoàn toàn tốt như chúng ta vẫn nghĩ. Mẹ bầu có thể lựa chọn trứng ngỗng như một giải pháp thay đổi khẩu vị thay cho trứng gà, trứng vịt. Cơ bản nhất, mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Hướng dẫn cách chế biến trứng ngỗng với 5 món ăn thơm ngon

Hướng dẫn cách chế biến trứng ngỗng với 5 món ăn thơm ngon

Với hương vị béo ngậy, hàm lượng dinh dưỡng đa dạng; trứng ngỗng là một trong những thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng. Có kích thước “khổng lồ” so với trứng gà, trứng vịt; chỉ với 1 - 2 quả là bạn đã có thể chế biến trứng ngỗng thành những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình. Dưới đây, chúng tôi xin bật mí 5 món ăn hấp dẫn với nguyên liệu chính là trứng ngỗng với đầy đủ công thức và cách làm để bạn dễ dàng thực hiện tại nhà. 1. Cách chế biến salad trứng ngỗng Nguyên liệu: Trứng ngỗng 1 trái, Xà lách 100g, Bắp ngọt 20g, Cà chua bi 5 - 7 trái, Gia vị: dầu ô liu, đường cát trắng, giấm ăn, hạt nêm. Salad trứng ngỗng là một món ăn đơn giản, dễ làm Cách chế biến: Bước 1: Rửa sạch trứng ngỗng, đem luộc trong vòng 3 - 5 phút. Sau đó, vớt ra để nguội trước khi bóc bỏ vỏ. Bước 2: Cắt trứng ngỗng thành khoanh tròn hoặc tam giác với kích thước vừa ăn. Bước 3: Rửa sạch bắp ngọt và hấp chín, tách từng hạt. Bước 4: Pha nước trộn salad, lúc này bạn cần đến dầu ô liu, đường, dấm ăn và hạt nêm. Bước 5: Xếp xà lách, bắp ngọt, cà chua bi, trứng ngỗng lên trên đĩa rồi rưới nước trộn salad lên trên để hoàn thành món ăn. 2. Cách chế biến trứng ngỗng cuộn phô mai Nguyên liệu: Trứng ngỗng 2 trái. Phô mai miếng 3 miếng. Hành lá. Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu. Cách chế biến: Bước 1: Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Đập trứng ngỗng và cho hành lá, thêm ½ muỗng hạt nêm và ⅓ muỗng hạt tiêu vào rồi khuấy đều. Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào để dầu sôi đổ một lớp trứng mỏng và dàn đều khắp mặt chảo. Quan sát khi trứng bắt đầu chín (bề mặt chuyển sang màu vàng) thì đặt miếng phô mai ở giữa và dàn ra xung quanh rồi dùng thìa và đũa cuộn tròn trứng cho đến khi phô mai tan ra hoàn toàn. Bước 3: Cho món ăn ra đĩa, trang trí và chuẩn bị ăn trứng ngỗng cuộn phô mai. 3. Cách chế biến trứng ngỗng chiên nấm đùi gà Nguyên liệu: Trứng ngỗng 1 quả, Nấm đùi gà 200g, Thịt heo băm nhuyễn 100g, Hành tím băm 1/2 muỗng, Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu xay, dầu ăn. Cách chế biến: Bước 1: Rửa sạch nấm, sau đó cắt thành hạt lựu. Bước 2: Băm nhuyễn thịt heo và ướp với một ít muối và tiêu. Bước 3: Đập trứng ngỗng vào tô, cho thêm một ít hạt nêm và đánh tan đều. Bước 4: Phi thơm hành rồi cho thịt băm, nấm vào sào cho đến chín. Đảo đều tay trong vòng khoảng 1 phút rồi tắt bếp. Đổ nấm, thịt băm vào 1 chiếc đĩa. Bước 5: Đổ trứng vào rồi dải đều nấm, thịt băm vừa xào lên mặt trứng. Để tầm 2 phút trên bếp. Bước 6: Cho trứng chiên nấm ra đĩa rồi rắc một chút tiêu xay lên bề mặt trước khi thưởng thức. 4. Cách chế biến trứng ngỗng đúc thịt Nguyên liệu: Trứng ngỗng 1 quả, Thịt heo 200g, Gia vị: hạt nêm, muối. Trứng ngỗng đúc thịt là món ăn rất bổ dưỡng cho cả gia đình Cách chế biến: Bước 1: Thịt heo rửa sạch và băm nhuyễn. Bước 2: Đập trứng ngỗng vào tô, cho thêm thịt băm, muối và hạt nêm vào đánh nhuyễn. Bước 3: Đem hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau khi chín, cho thêm ít hành lá trang trí trên bề mặt để hoàn thành món ăn trứng ngỗng đúc thịt. 5. Cách chế biến trứng ngỗng ngâm nước tương Nguyên liệu: Trứng ngỗng (số lượng theo nhu cầu), Nước tương 30 – 50ml (cho 2 - 3 quả trứng ngỗng), Nước lọc 10 – 15ml, Hành tím 2 củ, Tỏi 1 củ, Ớt tươi 1 trái, Hành lá, Hành tây, Vừng rang. Gia vị: đường cát trắng, giấm ăn. Cách chế biến: Bước 1: Rửa sạch trứng ngỗng và đem luộc chín trong vòng 10 phút. Bước 2: Thái hành tây thành từng miếng, hành lá cắt khúc nhỏ, hành tím và tỏi băm nhỏ. Bước 3: Chuẩn bị nước tương: hòa nước lọc, nước tương, thêm đường và giấm ăn vào hỗn hợp. Bước 4: Hành, tỏi và hành tây phi thơm. Cho hỗn hợp nước tương đã pha trước đó vào đun cùng, cắt ớt tươi và cho trứng ngỗng vào đun thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng, cho thêm hành lá và mè rang vào trước khi tắt bếp. Bước 5: Để nguội và ngâm trứng ngỗng trong nước tương khoảng 6 - 8 giờ là có thể ăn được. Trên đây là cách chế biến trứng ngỗng với 5 món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Hy vọng, những công thức đơn giản, siêu nhanh gọn này sẽ giúp bạn làm dễ dàng làm mới thực đơn cho cả nhà. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật tin tức hữu ích về sức khỏe mỗi ngày. Xem thêm: 6 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối dễ tìm Hướng dẫn cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu giàu dinh dưỡng [Góc giải đáp]: Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?
5 tác dụng của trứng ngỗng đối với sức khỏe cả nhà

5 tác dụng của trứng ngỗng đối với sức khỏe cả nhà

Tác dụng của trứng ngỗng không chỉ dừng lại trong vai trò tăng cường và bảo vệ sức khỏe mà còn là một nguyên liệu giúp làm đẹp da và trị mụn trứng cá hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng phổ biến của trứng ngỗng đối với sức khỏe cả gia đình. Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng Giá trị dinh dưỡng có trong 100g trứng ngỗng: Calo 185 kcal. Protein 13,92 g. Chất béo 13,34 g. Carbohydrate 1,3 g. Vitamin A 650 IU. Vitamin D 1,76 μg. Vitamin E 1,35 mg. Vitamin K 0,4 μg. Vitamin B1 0,11 mg. Vitamin B2 0,42 mg. Vitamin B5 1,83 mg. Vitamin B6 0,23 mg. Vitamin B9 79 mg. Vitamin B12 5,21 μg. Vitamin B 263 60 μg. Choline 3,62 mg. Canxi 16 mg. Sắt 208 mg. Magiê 210 mg. Phốt pho 138 mg. Kali 1,35 mg. Natri 0,12 mg. Kẽm 36,93 mg. Đồng 852 mg. Selen 70,46 μg. Cholesterol. Nước. Tác dụng của trứng ngỗng đối với sức khỏe Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Có thể kể tới: 1. Đối với não bộ và hệ thần kinh Có hàm lượng protein cao cùng nhiều loại khoáng chất như magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6, B9, B12, vitamin C, D, E,... hỗ trợ rất nhiều cho các vấn đề não bộ. Chính vì vậy nên trứng ngỗng được liệt kê vào danh mục những thực phẩm tốt cho sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Trứng ngỗng hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và não bộ 2. Phòng chống cảm lạnh Để bảo vệ sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình khỏi cảm lạnh, cách đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung trứng ngỗng vào bữa ăn. Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng có tác dụng kích thích lưu thông máu, bảo vệ khỏi sự đóng băng trong cơ thể. Nhờ đó, giúp bạn và gia đình khỏi nguy cơ cảm lạnh thông thường. 3. Tác dụng của trứng ngỗng đối với xương và răng Với lượng photpho và canxi cao, công dụng của trứng ngỗng là giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Đối với trẻ em, trứng ngỗng hỗ trợ phát triển chiều cao; còn đối với người trưởng thành và người già, chúng giúp ngăn chặn loãng xương, giòn xương,... từ đó các hoạt động hàng ngày được linh hoạt hơn. 4. Tác dụng của trứng ngỗng đối với đôi mắt Hàm lượng vitamin B2 trong trứng ngỗng có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe. Ngoài ra, vitamin B2 còn đóng vai trò khắc phục tình trạng khô môi, cải thiện các vết lở loét ở miệng hiệu quả. Vitamin B2 có trong trứng ngỗng giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe 5. Giúp ngăn ngừa thiếu máu Hàm lượng chất dinh dưỡng của trứng ngỗng có chứa sắt và kali. Hai chất này có tác dụng phòng chống thiếu máu, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Trứng ngỗng có tác dụng gì cho bà bầu, ngoài tác dụng kích thích sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi thì trứng ngỗng còn giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và phòng chống các bệnh về cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, tác dụng của trứng ngỗng giúp cải thiện trí nhớ và hoạt động não bộ, xương và răng chắc khỏe, phòng chống cảm lạnh,... và rất nhiều lợi ích khác đối với các bà mẹ đang mang thai và những người mắc bệnh nhãn khoa. Vì vậy, bạn có thể bổ sung trứng ngỗng vào bữa ăn gia đình với số lần khuyến cáo là 2 lần mỗi tuần. Xem thêm: 6 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối dễ tìm Hướng dẫn cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu giàu dinh dưỡng [Góc giải đáp]: Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì, có nên ăn trong 3 tháng đầu?

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì, có nên ăn trong 3 tháng đầu?

Rất nhiều người cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang bầu sẽ giúp con khỏe mạnh và thông minh hơn. Thực tế, quan điểm này như thế nào, có thực sự đúng. Và bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu điều này qua nội dung dưới đây. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? Trong trứng ngỗng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu, như: protein, canxi, magie, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP,... Các chất dinh dưỡng này mang lại nhiều lợi ích, giải đáp cho câu hỏi “ăn trứng ngỗng khi mang thai có tác dụng gì?”: Cung cấp năng lượng thiết yếu, duy trì thể lực khỏe mạnh và hỗ trợ phát triển cơ bắp nhờ lượng protein dồi dào trong thành phần. Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, ăn trứng ngỗng là biện pháp để tăng cường hệ miễn dịch; giúp mẹ bầu phòng chống một số bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm virus thông thường. Giúp bổ máu, phòng ngừa chứng thiếu máu mẹ bầu thường gặp trong thời gian mang bầu bởi hàm lượng sắt cao. Các vitamin A và vitamin nhóm B trong trứng ngỗng rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế các bệnh về thận và viêm gan. Trứng ngỗng cung cấp năng lượng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi Bên cạnh vấn đề trứng ngỗng ăn có tác dụng gì, mẹ cũng cần biết rằng hàm lượng lipid trong trứng ngỗng cúng khá cao nên có thể gây ra bệnh mỡ máu, huyết áp cao,... hoặc thậm chí một số bệnh về tim mạch khác. Do vậy, mẹ bầu cần lên kế hoạch, ăn uống khoa học với 2 lần/tuần theo khuyến cáo. Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu thai kỳ? Như đã phân tích vấn đề có bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì ở trên, trứng ngỗng là một loại thực phẩm dùng được trong thai kỳ. Và bà bầu có thể dùng trong bất kỳ giai đoạn nào, kể cả trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, so với trứng gà và trứng vịt thì loại trứng ngỗng có mùi vị ngọt nhưng tanh hơn nên sẽ hơi khó ăn. Đặc biệt, trong những tháng đầu mẹ bầu thường gặp các triệu chứng ốm nghén và khó khăn trong việc ăn uống. Nên nếu mẹ dị ứng với mùi vị, khó ngửi mùi tanh thì có thể thay trứng ngỗng bằng trứng gà, trứng vịt. Mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng sau 3 tháng đầu thai kỳ Hơn nữa, trọng lượng của một quả trứng ngỗng là khá to, nên việc sử dụng trong mấy tháng đầu thai kỳ cần lưu ý để không bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa. Bởi vậy, nếu trứng ngỗng không phải là món ăn yêu thích thì mẹ bầu có thể ăn sau 3 đầu tiên của thai kỳ. Chắc hẳn, sau khi đọc xong những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bạn đã biết bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì. Tuy giàu dinh dưỡng nhưng các mẹ bầu không nên lạm dụng, cần ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao Bà bầu ăn sung được không? Lưu ý khi sử dụng sung với bà bầu
7 thắc mắc phổ biến về bà bầu ăn trứng ngỗng và lời giải đáp

7 thắc mắc phổ biến về bà bầu ăn trứng ngỗng và lời giải đáp

Bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Trứng ngỗng ăn khi nào? Món ăn kỵ với trứng ngỗng? Đối tượng mẹ bầu không nên ăn trứng ngỗng?,... những câu hỏi về chủ đề bà bầu và trứng ngỗng luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của các mẹ bầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập từng nội dung và phân tích để mẹ bầu có thể sử dụng trứng ngỗng khoa học nhằm mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao. 1. Bà bầu ăn trứng ngỗng có được không? Cùng với trứng gà, trứng vịt; trứng ngỗng cũng là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến với bà bầu. Trong trứng ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, như: protein, vitamin A, canxi, sắt, vitamin B1,... tốt cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng trong thai kỳ. Trong trứng ngỗng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu 2. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng mang lại những lợi ích gì? Trứng ngỗng mang lại nhiều tác dụng với mẹ bầu và thai nhi, có thể kể tới: Giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật (đặc biệt là các bệnh cảm lạnh, cảm cúm,... ) cho mẹ bầu. Hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm khó chịu hiệu quả. Có lợi cho sự phát triển não bộ và các mô thần kinh của thai nhi… 3. Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng khi nào? Trứng ngỗng ăn khi nào là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Theo ý kiến của các chuyên gia thì có thể sử dụng trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mẹ bị nghén nặng, dị ứng với mùi tanh nhẹ thì không nên sử dụng và hãy bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi.   4. Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào tốt trong ngay? Buổi sáng hay tối? Vì có trọng lượng khá to, dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng,... nên mẹ bầu nên sử dụng trứng ngỗng vào ban ngày. Không nên ăn trứng ngỗng vào buổi tối bởi nó có thể khiến mẹ khó chịu với cái bụng và dẫn tới mất ngủ. 5. Mẹ bầu nào không nên ăn trứng ngỗng? Hàm lượng lipid (chất béo) trong trứng ngỗng khá cao, do đó các mẹ bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về tim mạch được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên sử dụng trứng ngỗng. 6. Trứng ngỗng kỵ gì, bà bầu ăn trứng ngỗng cần tránh món gì? Là một món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên cần tránh kết hợp trứng ngỗng với những món kỵ để đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc cho mẹ bầu. Không uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng ngỗng Các loại thực phẩm kỵ trứng ngỗng: Tỏi. Thịt thỏ. Quả hồng. Não lợn. Sữa đậu nành. 7. Món ăn nào từ trứng ngỗng tốt cho bà bầu? Bên cạnh món trứng ngỗng luộc, mẹ bầu có thể lựa chọn trứng ngỗng là nguyên liệu chính để chế biến thành các món ăn dưới đây để thay đổi khẩu vị. Gợi ý một số món ăn ngon, bổ dưỡng từ trứng ngỗng: Salad trứng ngỗng. Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà. Trứng ngỗng đúc thịt… Hy vọng, những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng. Đừng quên truy cập trang tin mỗi ngày để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhất về sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao Bà bầu ăn sung được không? Lưu ý khi sử dụng sung với bà bầu
[Góc giải đáp]: Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?

[Góc giải đáp]: Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không?

“Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không” là vấn đề được đông đảo các mẹ bầu quan tâm. Là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, với hàm lượng protein dồi dào; tuy nhiên trứng ngỗng có thực sự tốt cho thai kỳ như lời đồn. Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho chính mình. Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng Để biết bầu có nên ăn trứng ngỗng không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng chứa trong trứng ngỗng. Trong chứng ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu Theo đó, trong 100 gram trứng ngỗng có chứa các thành phần dinh dưỡng sau: Protein 13gr. Lipid 14,2 gram. Vitamin A 360 mcg. Canxi 71 mg. Phosphor 210 mg. Sắt 3,2 mg. Vitamin B1 0,15mg. Vitamin B2 0,3mg. Trứng ngỗng có tốt cho bà bầu hay không? Do có hàm lượng protein cao nên trứng ngỗng được đánh giá là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Giúp cơ thể người mẹ luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng; đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thành phần cũng có chứa lipid và cholesterol nên nếu lạm dụng mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ,... và một số bệnh lý liên quan tới hệ tim mạch. Trứng ngỗng được đánh giá là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn so với trứng gà, trứng vịt. Và giá trứng ngỗng cũng cao hơn gấp nhiều lần trứng gà, trứng vịt. Vậy nên, mẹ bầu có thể lựa chọn trứng ngỗng như một giải pháp cải thiện, thay đổi khẩu vị trong thực đơn mỗi tuần. Nên ăn trứng ngỗng như thế nào để tốt cho mẹ và thai nhi? Việc ăn trứng ngỗng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu hấp thu được tối đa hàm lượng dinh dưỡng. Và trứng ngỗng có tốt cho bà bầu phần nào thể hiện qua các mà mẹ bầu sử dụng: Nên ăn trứng ngỗng 2 lần mỗi tuần. Chế biến chín hoàn toàn trước khi dùng, mẹ bầu có thể luộc hoặc sử dụng trứng ngỗng là một nguyên liệu chính của các món như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, trứng ngỗng đúc lá hẹ, trứng ngỗng cuộn phô mai,... Mẹ có thể ăn trứng ngỗng ở bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian thì tốt nhất là từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Nên kết hợp ăn trứng ngỗng với rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trứng ngỗng thường sẽ tanh hơn so với trứng gà, trứng vịt nên mẹ bầu cần lưu ý sử dụng. Đặc biệt là trong thời gian ốm nghén, nhạy cảm với mùi vị. Trứng ngỗng kỵ với sữa động vật, nước trà, quả hồng,... do đó không kết hợp chúng với nhau trong bữa ăn. Hoặc ăn những món đó gần sát giờ ăn trứng ngỗng bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, đau bụng, chướng bụng, nôn mửa,... thậm chí là sốt cao. Qua những thông tin trên, chắn hẳn bạn đã có câu trả lời về vấn đề trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không rồi phải không nào. Để tìm hiểu thêm về món ăn, loại trái cây tốt cho mẹ bầu, bạn hãy tham khảo thông tin qua các bài viết dưới đây. Xem thêm: Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao Bà bầu ăn sung được không? Lưu ý khi sử dụng sung với bà bầu
5 lưu ý quan trọng cần biết khi bà bầu ăn đu đủ chín

5 lưu ý quan trọng cần biết khi bà bầu ăn đu đủ chín

Với hương vị thơm ngon, dễ tìm mua; đu đủ chín là loại trái cây được nhiều mẹ bầu yêu thích. Hơn nữa, thành phần chứa hàm lượng dinh dưỡng cao của loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ chín như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi là điều không phải mẹ nào cũng biết. Nội dung dưới đây sẽ đề cập tới vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu. Những lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín Đu đủ chín chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc sử dụng đu đủ chín khoa học sẽ mang lại nhiều tác dụng như: Tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh cảm cúm, nhiễm virus và giúp thể lực của người mẹ ổn định trong thời gian mang bầu. Có hàm lượng vitamin B cao, đu đủ chín giúp thai nhi phát triển chiều cao và hệ thần kinh. Thành phần chứa canxi, kẽm, magie, kali,... ngăn ngừa thiếu sắt, giảm chuột rút cho mẹ bầu. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi Hỗ trợ đắc lực cho đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón - phổ biến trong thai kỳ; đặc biệt là những tháng cuối. Giảm đau nhức đầu gối, hông; giảm tê cứng của các khớp xương,... giúp mẹ hoạt động linh hoạt và dễ dàng hơn. Bà bầu ăn đu đủ chín cần lưu ý điều gì? Có một số quan điểm cho rằng ăn đu đủ có thể là nguyên nhân gây sảy thai. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp mẹ bầu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần lưu ý 5 điều sau: 1. Tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc còn ương ương (chưa chín hẳn) để tránh tử cung co thắt dẫn đến tình trạng sinh non. Ngoài ra, ăn đu đủ chưa chín hẳn còn có thể gây biến chứng phù thũng. 2. Không lạm dụng, bà bầu ăn đu đủ chín cần khoa học; không ăn quá nhiều vì có thể khiến mẹ bầu bị vàng da. Thậm chí, là gây kích thích ruột, dạ dày gặp nhiều áp lực. 3. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần chỉ ăn một miếng nhỏ. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố để thay đổi khẩu vị. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 - 3 lần 4. Cần loại bỏ hoàn toàn hạt trước khi ăn, vì hạt có chứa nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 5. Chất papain trong loại quả này có thể gây ra tình trạng dị ứng, nghẹt mũi, khó thở,... Do vậy, nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp thì không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng đu đủ chín. Khi bà bầu ăn đu đủ chín đúng cách sẽ mang lại hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách có thể mang lại tác hại khôn lường. Vì vậy, hãy lưu lại và đừng quên chia sẻ những thông tin này đến với các mẹ bầu khác. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm: Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao Bà bầu ăn sung được không? Lưu ý khi sử dụng sung với bà bầu
6 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối dễ tìm

6 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối dễ tìm

Những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của người mẹ sẽ tăng đáng kể. Do vậy, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối. Nội dung dưới đây sẽ đề cập tới vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu. Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ Trong cơ thể chúng ta có chứa khoảng 1,5% - 2% lượng canxi. Trong đó, canxi tong xương và răng chiếm tới 99%, còn 1% ở các tế bào và trong máu. Thông thường, mỗi ngày cơ thể người bình thường cần khoảng 800 - 1000mg canxi. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, lượng này cần được tăng lên gấp rưỡi hoặc gần gấp đôi để đảm bảo cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày, mục tiêu về canxi cho mẹ bầu lên tới 1500mg 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn để thai nhi phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời. Do vậy, hàm lượng canxi cần tăng cao, và mục tiêu về canxi lên tới 1500mg mỗi ngày. Giải pháp tốt nhất để bổ sung canxi cho mẹ đó là tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu canxi hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia phụ sản trong việc sử dụng những sản phẩm hỗ trợ canxi, vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Những loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối Các loại thực phẩm này rất giàu canxi, vậy nên mẹ bầu nên lựa chọn làm nguyên liệu và chế biến thành những món ăn hàng ngày. 1. Súp lơ xanh Có màu xanh đậm, súp lơ xanh có chứa hàm lượng sắt và canxi cao. Dùng súp lơ xanh để luộc, xào không chỉ giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị mà còn giảm tình trạng chuột rút, tê bì chân tay - thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. 2. Cải bẹ Cải bẹ là một trong những loại rau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thành phần chứa lượng canxi cao rất tốt cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như manga, sắt, đồng,... hỗ trợ miễn dịch, chống nhiễm trùng hiệu quả. 3. Cải xoăn Khi nhắc tới những loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối, không thể bỏ qua cải xoăn. Hàm lượng canxi có trong cải xoăn sẽ giúp cho hệ xương và răng của thai nhi phát triển tốt và chắc khỏe hơn. Rau cải xoăn 4. Khoai lang Không chỉ có canxi, trong khoai lang còn có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với nhiều loại vitamin và khoáng chất như: kẽm, sắt, magie, vitamin A, vitamin B1, vitamin C,... rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ táo bón, tiểu đường thai kỳ. 5. Chuối chín Không chỉ giàu canxi, sắt, vitamin C, E, B, A,... giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển mạnh mẽ mà với hương vị thơm ngon, dễ ăn thì chuối là một trong những loại trái cây tráng miệng yêu thích của nhiều bà bầu. 6. Cam Cam hoặc các loại quả thuộc họ nhà cam rất tốt cho bà bầu. Nhờ hàm lượng canxi, chất chống oxy hóa, vitamin C cao; những loại trái cây này giúp hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hơn nữa, còn giúp da mẹ bầu sáng mịn, khỏe đẹp hơn. Bên cạnh những thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối, các mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm uống để giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Đừng quên kết hợp với bài tập thể chất để xương khớp được dẻo dai, linh hoạt trong tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo một số sản phẩm cần thiết trong thai kỳ sau: Chela-Ferr Forte Olimp Labs - Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Tiết lộ 5 loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Tiết lộ 5 loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Những tháng cuối là giai đoạn rất quan trọng với mẹ bầu. Bởi mẹ cần chuẩn bị một thể lực và tinh thần tốt nhất có thể để chuẩn bị cho ngày lâm bồn. Lúc này bên cạnh các loại thực phẩm, sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ cần bổ sung thêm nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Vậy, mẹ bầu nên uống nước gì trong giai đoạn này? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung sau. Vai trò của nước uống đối với cơ thể mẹ bầu Trong cơ thể chúng ta, nước chiếm tới 70 - 80% trọng lượng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thường ngày, nước còn giúp: Bảo vệ các mô, tủy sống và giữ ẩm cho các khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt. Hỗ trợ quá trình đào thải các chất thải thông qua việc bài tiết ở thận và đại tiện. Cần thiết cho quá trình tiêu hóa chất xơ, đóng vai trò quyết định với hệ tiêu hóa. Giảm chứng táo bón cho mẹ bầu. Cải thiện tình trạng mụn, khô da - thường gặp ở mẹ bầu. Cần uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi Và để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, phụ nữ mang bầu cần tăng cường lượng nước lên 2 - 2,5 lít mỗi ngày (tương đương 10 - 12 ly). Xây dựng và duy trì thói quen 2 giờ uống 1 ly nước, không để khát mới uống. Danh sách các loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối Dưới đây là những loại nước uống tốt cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các mẹ hãy tham khảo và lựa chọn loại nước uống phù hợp để bổ sung trong thực đơn hàng ngày. 1. Nước lọc Đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động thường ngày của cơ thể, mẹ bầu cần duy trì đều đặn từ 2 - 2,5 lít nước lọc hàng ngày. Hơn nữa, việc uống đủ lượng nước sẽ giúp mẹ chống được tình trạng đau đầu, chuột rút, chóng mặt,... và giảm táo bón hiệu quả. 2. Các loại nước ép trái cây Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Hãy lựa chọn những loại trái cây giàu vitamin A, B, C, omega-3, chất xơ,... với gợi ý như là: cam, bưởi, dưa hấu, kiwi, nho, lựu, ổi,... để làm sinh tố, nước ép hoa quả dùng hàng ngày. 3. Nước dừa Nước dừa là một loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối và được chuyên gia phụ sản khuyên dùng. Bởi nước dừa có rất nhiều công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón cho mẹ bầu. Lợi tiểu, ngăn ngừa viêm tiết niệu. Tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế bệnh cảm cúm và các viêm nhiễm thông thường. Bổ sung điện giải, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu cho mẹ bầu. Nước dừa rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu 4. Nước mía Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống táo bón cho mẹ; hơn nữa còn giúp da em bé hồng hào và sạch sẽ hơn. Do vậy, mẹ bầu nên uống từ 2 - 3 cốc nước mía mỗi tuần. 5. Nước rang đậu đen Có tính mát, vị ngọt; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nước rang đậu đen sẽ là lựa chọn lý tưởng giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ, hai triệu chứng thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ. Hy vọng, thông tin về các loại nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho các mẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng, cần tham khảo thêm thành phần dinh dưỡng trong từng loại quả để bổ sung lượng nước uống một cách khoa học. Mẹ bầu có thể tham khảo một số sản phẩm cần thiết trong thai kỳ sau: Chela-Ferr Forte Olimp Labs - Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Note ngay 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Note ngay 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Vậy nên, mẹ bầu cần bổ sung thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, các mẹ hãy cùng tìm hiểu. 1. Việt quất - trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa giúp chống oxy hóa Trong trái việt quất có hàm lượng omega 3 và chất chống oxy hóa cao, rất có lợi trong việc tăng cường hệ miễn dịch của người mẹ. Với thai nhi, hàm lượng omega 3 sẽ giúp con phát triển tốt về não bộ và võng mạc. 2. Chuối chín - giải pháp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu Có vị thơm, dễ tìm mua, lại hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa; giúp giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Vậy nên, chuối chín là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa rất được ưa chuộng. 3. Cam, quýt - tăng cường sức đề kháng hiệu quả Những trai cây thuộc họ nhà cam quýt có chứa hàm lượng cao vitamin C, đóng vai trò nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ốm vặt hoặc nhiễm khuẩn thông thường. Do vậy, mẹ bầu nên sử dụng cam, quýt để ăn trực tiếp hoặc ép nước uống sẽ rất tốt. Cam giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả 4. Táo - trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa tăng cường miễn dịch Thành phần của quả táo chứa chất xơ, canxi, ngoài ra còn có các axit amin - là những dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển hệ xương, răng của thai nhi. Ngoài ra, còn nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể người mẹ. 5. Quả sung - kiểm soát huyết áp cho mẹ bầu Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quả sung có chất giúp kiểm soát huyết áp cho người mẹ trong thời gian mang bầu. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật cuối thai kỳ. 6. Thanh long - giúp mẹ bầu thanh nhiệt, hóa đờm Thanh long có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, vị ngọt, chua, thanh mát rất dễ ăn; phù hợp với khẩu vị của mẹ bầu. 7. Bơ - trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa bổ sung omega 3 Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, như: acid folic, omega-3, vitamin A, B, C,... Tác dụng của quả bơ giúp thai nhi phát triển tốt ống thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. 8. Nho - phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu Với hàm lượng cao các vitamin, chất xơ, axit folic,... việc lựa chọn nho là loại trái cây tráng miệng sau bữa ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Nho phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu 9. Xoài - loại trái cây “vạn năng” tốt cho bà bầu 3 tháng giữa Xoài là nguồn cung cấp acid folic dồi dào, giúp cho não và tủy sống của thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, vị ngọt, chua của xoài cũng được rất nhiều mẹ bầu yêu thích. 10. Dâu tây - Hạn chế khả năng sinh non Chứa hàm lượng acid folic cao, quả dâu tây có tác dụng hỗ trợ bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh. Đồng thời, ngăn ngừa khả năng sinh non, rất tốt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu về các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa. Mẹ bầu hãy tham khảo và lựa chọn cho mình những loại quả yêu thích để bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ bầu có thể tham khảo một số sản phẩm cần thiết trong thai kỳ sau: Chela-Ferr Forte Olimp Labs - Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ