4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

    Nếu muốn bảo vệ sức khoẻ cho con cái một cách toàn diện, cha mẹ cần chú ý một số khung thời gian cho trẻ uống nước. Và bài viết dưới đây Trường Anh sẽ mách bạn 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh và trẻ sẽ nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Tờ Daily Mail từng đưa tin rằng, hàng trăm sinh viên đại học trước kỳ thi nếu uống nước sẽ có điểm số cao hơn 10%. Trong khi đó, Đại học London cũng từng thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan. Họ chia những đứa trẻ 9 tuổi thành 2 nhóm, 1 nhóm uống 250ml nước, nhóm còn lại không uống trước kỳ thi. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ uống nước có điểm số cao hơn 34%. Để giải thích cho điều này, sau hàng loạt nghiên cứu, người ta tin rằng, các tế bào não sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi được bổ sung nước. Nước có tác dụng thúc đẩy khả năng nhận thức. Nếu con người không được cung cấp đủ nước, sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nhẹ, có thể dẫn tới đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, suy giảm nhận thức. Thế nhưng trường hợp ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cũng làm nặng gánh cho tim và thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Uống nước rất quan trọng nhưng cách uống càng quan trọng hơn. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần tìm hiểu cách uống nước phù hợp nhất. Tiêu chuẩn lượng nước cần thiết ở trẻ em: Trẻ từ 12 đến 36 tháng: 100ml - 110ml/NGÀY Trẻ từ 3 đến 13 tuổi: Nhu cầu nước hàng ngày của bé trai là 1500 - 1800ml, bé gái là 1200 - 1600ml. Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Nhu cầu nước hàng ngày cho bé trai là 2000 - 2500ml và bé gái là 1500 - 1700ml. Thời gian uống nước như thế nào cho đúng? Trẻ rất ít khi tự giác uống nước, trừ phi đến mức khát không thể chịu đựng được, lúc này cơ thể đã trong tình trạng mất nước nhẹ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để trẻ uống nước. Vì vậy, cha mẹ cần lựa thời điểm cho trẻ uống một cách chính xác. 1. Giữa các bữa ăn Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn. 2. Sau khi thức dậy Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận. Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận. 3. Sau khi tắm Khi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, trẻ sẽ cảm thấy khát và da bị khô.Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên uống nước cho trẻ sau khi tắm khoảng 15 phút, việc sổ sung nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc trong cơ thể và giảm khô da. 4. Sau khi khóc Trẻ thường hay quấy khóc, nhiều lúc khóc không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ. Khi trẻ ổn định về mặt cảm xúc, đó là lúc cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù. Khóc sẽ làm tiêu hao nước trong cơ thể, khiến cổ họng bị khô, đau rát. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này. Bài viết trên đây đã giúp bạn biết 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh, hãy chú ý cho trẻ uống nước đúng cách để trẻ khỏe mạnh nhé!
Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

     Thời điểm giao mùa là thời điểm mà trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết khiến ba mẹ lo lắng, tuy nhiên vì nó có biểu hiện khá giống với cảm lạnh nên nhiều bậc cha mẹ hay nhầm lẫn giữa dị ứng và cảm lạnh. Vậy lám sao để phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Cách phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Các triệu chứng tại mũi do dị ứng khá giống với cảm lạnh: chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, tuy nhiên trong viêm mũi do dị ứng thường thấy ngứa mũi nhiều, có thể kèm theo mất vị giác. Nếu do dị ứng, các triệu chứng viêm mũi thường tái diễn nhiều lần, tương tự nhau mỗi khi tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, nơi ẩm mốc,... Triệu chứng của viêm mũi do dị ứng thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, theo mùa (liên quan đến mùa phấn hoa) hoặc quanh năm (liên quan đến các dị nguyên như bọ nhà, nấm mốc). Các triệu chứng toàn thân của viêm mũi dị ứng như mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm tập trung thường kéo dài khi bệnh không được điều trị ổn định. Nếu bé có sổ mũi, nên kiểm tra dịch tiết: Nếu chất nhầy đặc và có màu thường là bé bị cảm lạnh. Nếu bé bị dị ứng, dịch mũi tiết ra thường trong và lỏng. Hắt hơi cùng với ngứa, đỏ, chảy nước mắt thường cho thấy là bé bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mề đay. Lời khuyên của thầy thuốc Thời điểm giao mùa chính là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết. Cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất là giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Cha mẹ và người chăm sóc nên thực hiện các biện pháp sau: Hạn chế đưa trẻ ra ngoài nếu như không cần thiết. Trường hợp cho bé ra ngoài cần phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,... Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Nếu thấy trẻ bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, cần thay chăn ga thường xuyên, hạn chế đồ vải như thú nhồi bông, thảm, rèm, mở cửa thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều bụi như kho chứa đồ. Nếu trẻ dị ứng với phấn hoa, bụi thì nên đóng kín cửa vào mùa phấn hoa. Giữ không khí sạch và vệ sinh bộ lọc điều hòa mỗi tháng một lần. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin cần thiết như nước cam, bưởi, dưa hấu,... Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát: Các loại cá, rau xanh, hoa quả,... Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ không có tiền sử dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem hay hạn chế đồ ăn của trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Trên đây là cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phân biệt giữa dị ứng thời tiết và cảm lạnh.
Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

     Dị ứng thời tiết mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Và thời điểm giao mùa chính là thời điểm mà bé dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vậy khi trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lí khi trẻ dị ứng thời tiết. Nguyên nhân bé dị ứng thời tiết Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ứng thời tiết. Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng, con cái có nhiều khả năng dễ bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng. Ngoài việc sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ thì còn rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch. Lúc này cơ thể bé sẽ tiết ra một lượng lớn histamin sẽ gây ra tình trạng dị ứng trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy. Thời tiết khi giao mùa lúc ẩm, lúc hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn phát triển và phát tán mầm bệnh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng thời tiết. Khi có chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như nấm mốc hoặc phấn hoa, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với những chất gây dị ứng đó. Hệ miễn dịch coi những chất này là những “kẻ xâm lược gây hại” và cố gắng chống lại, dẫn đến việc giải phóng histamin. Điều này gây ra một số triệu chứng, như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ho và nổi mề đay. Trầm trọng hơn khi những triệu chứng này đi kèm với khó thở hoặc nôn. Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Dù hiếm nhưng đôi khi dị ứng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bé tiếp xúc với một chất gây dị ứng nhất định sau vài phút. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mất hơn 30 phút để xuất hiện. Các triệu chứng có thể bao gồm: Nổi mề đay, da đỏ ửng, ngứa; Mạch nhanh hay yếu; Nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Chóng mặt; Khó thở và thở khò khè... Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay để được xử trí kịp thời. Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết và cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của con.
Phương pháp điều trị suy thận mạn tính ra sao?

Phương pháp điều trị suy thận mạn tính ra sao?

    Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu, gây ra tổn thương kéo dài trên 3 tháng và không thể được phục hồi. Suy thận mạn tính mặc dù là căn bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng nhưng nếu được điều trị tốt có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh, giúp cải thiện sức khỏe người bệnh. Trong bài viết dưới đây chúng tôi có những thông tin về những nghiên cứu cập nhật mới nhất về suy thận mạn tính và những chuyên gia thảo luận về vấn đề này. Bạn cũng có thể sử dụng những thông tin này để bàn luận cùng với bác sỹ của bạn và cùng đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn. Mặc dù suy thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn được nhưng việc điều trị duy trì sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng. Và hiệu quả điều trị sẽ khá tốt nếu bạn được điều trị sớm. Để điều trị suy thận mạn tính sẽ có 1 số cách như sau: Điều trị nguyên nhân Điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn là then chốt. Đối với phần lớn các bệnh nhân đó là kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt. Như vậy sẽ giúp làm chậm các tổn thương. Điều trị huyết áp Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của suy thận mạn. Tăng huyết áp xuất hiện một phần là do lượng dịch tăng lên trong máu cũng như các mô cơ quan của bạn vì thận mất chức năng thải dịch (nước). Nếu như không được điều trị, huyết áp tăng sẽ tiếp tục hủy hoại thận của bạn cũng như dẫn tới các bệnh lý tim mạch khác. Hầu hết bệnh nhân được kê thuốc kiểm soát huyết áp. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển (UCMC) hoặc ức chế thụ thể (UCTT). Những thuốc này không chỉ hạ huyết áp mà còn làm tăng chức năng cho thận. Nếu thuốc không hiệu quả hoặc một số lý do nào đó mà bạn không thể dùng thuốc, các nhóm thuốc tăng huyết áp khác sẽ được kê. Thầy thuốc của bạn có thể có mục đích hạ huyết áp của bạn xuống dưới mức bình thường nếu bạn không có bệnh thận khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều này sẽ bảo vệ thận của bạn. Kiểm soát Cholesterol Suy thận mạn tính là một yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch. Thầy thuốc có thể kê cho bạn thuốc Statin giúp làm giảm nguy cơ này. Thuốc giúp làm giảm các cholesterol xấu, khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu của bạn gây nên các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu. Điều trị các vấn đề gây nên bởi suy thận Suy thận mạn tính có thể gây nên các vấn đề trên toàn cơ thể bạn. Dưới đây, chúng tôi sẽ nói về một số vấn đề chung, và cách điều trị. Bạn sẽ thường xuyên phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu trước khi mọi chuyện trở nên nguy hiểm. Ứ dịch: Dịch có thể tích tụ trong cơ thể bạn nếu thận không làm việc tốt. Điều này có thể làm chân bạn sưng lên (phù chân), cũng như làm cho huyết áp tăng cao. Nếu thận của bạn không làm việc hiệu quả, thuốc lợi tiểu sẽ giúp bạn thải bớt nước trong cơ thể qua đường nước tiểu. Thầy thuốc cũng sẽ dặn bạn hạn chế ăn muối và uống nước mỗi ngày. Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng bạn có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Thiếu máu rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không sản xuất đủ một chất có tên là erythropoietin (EPO). EPO giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường của cơ thể. Việc điều trị bao gồm tiêm một chất có hoạt động giống EPO (gọi là chất kích thích sinh EPO). Sắt cũng quan trọng cho quá trình tạo máu. Chính vì vậy nếu bạn có lượng sắt trong máu thấp, bạn nên được bổ sung viên sắt hoặc tiêm sắt bổ sung. Yếu xương: Vitamin D, phospho, và canxi là những nguyên tố giúp cho xương khỏe mạnh. Nếu thận của bạn bị tổn thương, việc cung cấp những chất này sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các vấn đề khác. Đặc biệt, nếu nồng độ canxi trong máu bạn quá thấp, làm kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp (PTH). PTH gây nên mất canxi từ xương của bạn và dần dần theo thời gian xương sẽ biến dạng và các khớp sưng nề. Để ngăn chặn những vấn đề này, nhiều bệnh nhân suy thận mạn được bổ sung canxi và vitamin D. Một số bệnh nhân cũng hạn chế phosphor trong khẩu phần ăn của họ, và điều này làm tăng lượng canxi cần thiết cho xương. Cũng có thể bạn sẽ được kê một số thuốc được gọi là gắn phosphate, với mục đích làm giảm số lượng phosphate trong máu của bạn. Dư thừa acid: Nếu thận của bạn không thể loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể bạn có thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa. Thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu trong máu dư thừa acid sẽ dẫn tới một số vấn đề như loạn nhịp tim, co giật, hôn mê. Nếu các xét nghiệm cho thấy máu của bạn có quá nhiều acid, bạn sẽ được điều trị với các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate (banking soda). Quá nhiều Kali: Nếu thận của bạn làm việc không hiệu quả, kali có thể tăng lên trong máu và dẫn tới tình trạng tăng Kali máu. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ. Bác sỹ có thể sẽ quan tâm nhiều tới nồng độ Kali và khuyến cáo bạn hạn chế Kali trong bữa ăn. Bạn cũng có thể được kê lợi tiểu hoặc một số loại thuốc khác để cơ thể không bị quá tải dịch và Kali. Nếu tình trạng tăng Kali của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn cần nhập viện cấp cứu và xử trí kịp thời. Giảm protein: Khi tình trạng thận trở nên xấu hơn, ngày càng nhiều protein mất qua nước tiểu. Điều này có nghĩa nếu không đủ protein nuôi dưỡng cơ thể, bạn sẽ bị sút cân. Thầy thuốc có thể có lời khuyên cho bạn về vấn đề này. Để điều trị suy thận mạn tính thì hiện nay loại thuốc mà đang được các y, bác sĩ cũng như bệnh nhân sử dụng nhiều hiện nay đó chính là Ketosteril. Thuốc thực sự mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối Nếu tình trạng thận của bạn ngày một xấu đi, cho tới khi bạn còn lại dưới 15% chức năng thận bình thường, bạn đã đi vào suy thận giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn không còn đủ chức năng để lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa, lúc này bạn cần được lọc máu hoặc ghép thận. Thầy thuốc sẽ bàn luận với bạn trước khi chức năng thận đi vào giai đoạn cuối. Vì vậy bạn sẽ có thời gian để lên kế hoạch cho lựa chọn của mình. Trên đây là những phương pháp điều trị suy thận mạn tính bạn có thể tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ điều trị.
Bệnh thận mạn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh

Bệnh thận mạn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh

     Bệnh thận mãn tính thường không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi chức năng thận bị suy giảm đáng kể. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, và có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. Vì vậy, để tránh bệnh tiến triển nặng và mất kiểm soát thì bạn hãy bổ sung cho mình những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, cách phòng ngừa,… của bệnh ở dưới đây nhé! 1. Bệnh thận mãn tính là bệnh gì? Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Bệnh thận mạn tính hay còn gọi là suy thận mãn tính tức là chức năng lọc máu của thận đang gặp vấn đề. Nếu tình trạng tổn thương này kéo dài trên 3 tháng và không thể được phục hồi thì được gọi là bệnh thận mãn tính. Bệnh thận mãn tính rất nguy hiểm bởi khi ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương. 2. Triệu chứng bệnh thận mãn tính Bệnh nhân khi bị mắc bệnh thận mãn tính có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay biểu hiện nào khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Điều này rất nguy hiểm, vì thận có thể tổn thương một cách nghiêm trọng mà bạn không thể nhận ra. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính như: Bị nôn hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Đi tiểu nhiêu hơn bình thường, hoặc ít hơn bình thường. Luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở. Chán ăn, không còn hứng thú trong ăn uống. Bị chuột rút, co giật cơ bắp. Da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài. Ngủ kém. Sụt cân không lý do. Mệt mỏi và trở nên yếu đuối. Tinh thần ủ rũ, không có sức sống. Sưng bàn chân, mắt cá chân. Đau ngực, nếu các chất lỏng tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim. Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi. Huyết áp cao (tăng huyết áp) khó kiểm soát. Mặc dù những biểu hiện trên là biểu hiện khi bị bệnh thận nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Vì thế khi có biểu hiện thì tốt nhất bạn nên đi khám tại các trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, hoặc gia đình có người bị bệnh thận mãn tính, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Điều này rất quan trọng để giúp thận của bạn hoạt động một cách tốt nhất có thể. 3. Nguyên nhân gây ra bệnh thận mãn tính Nguyên nhân khiến bệnh thận mãn tính xảy ra đó chính là do chức năng của thận bị suy giảm, khiến tổn thương thận trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng hoặc nhiều năm. Một số nguyên nhân gây nên bệnh thận mãn tính, bao gồm: Bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Huyết áp cao. Viêm cầu thận, viêm các đơn vị lọc của thận (cầu thận). Viêm thận kẽ, viêm ống thận và các cấu trúc xung quanh. Bệnh thận đa nang. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, do một số nguyên nhân như tuyến tiền liệt mở rộng, sỏi thận và một số bệnh ung thư. Trào ngược Vesicoureteral (VUR), một tình trạng khiến nước tiểu chảy ngược vào thận của bạn Nhiễm trùng thận tái phát, còn được gọi là viêm bể thận. 4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính bao gồm: Bệnh tiểu đường. Huyết áp cao. Bệnh tim và mạch máu (tim mạch). Hút thuốc. Béo phì. Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á. Tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Cấu trúc thận bất thường. Tuổi tác. 5. Biến chứng của bệnh thận mãn tính Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể bạn. Các biến chứng tiềm ẩn do bênh gây ra có thể bao gồm: Gây ra tình trạng giữ nước, có thể dẫn đến sưng ở tay và chân, huyết áp cao hoặc dịch trong phổi (phù phổi). Khiến cho nồng độ kali trong máu tăng đột ngột (tăng kali máu), có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và có thể đe dọa đến tính mạng. Gây ra bệnh tim mạch. Khiến cho hệ cơ xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương. Gây ra tình trạng thiếu máu. Làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản. Gây ra tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật. Làm giảm đáp ứng miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Viêm màng ngoài tim. Biến chứng thai kỳ mang đến rủi ro cho mẹ và thai nhi đang phát triển. Tổn thương không hồi phục đối với thận của bạn (bệnh thận ở giai đoạn cuối), cuối cùng cần phải lọc máu hoặc ghép thận để sống sót. 6. Phòng ngừa bệnh thận mãn tính Để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận bạn có thể thực hiện 1 số biện pháp phòng ngừa như sau: Thực hiện theo hướng dẫn khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn: Khi sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen, bạn nên làm theo hướng dẫn trên bao bì. Uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận và nếu bạn bị bệnh thận nên hạn chế sử dụng những loại thuốc này. Hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn khi bạn sử dụng những loại thuốc này. Chú ý duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn có cân nặng ở mức phù hợp, bạn nên tập thể dục bằng cách vận động cơ thể hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp giảm cân lành mạnh. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn tăng hoạt động thể chất hàng ngày và giảm lượng calo. Đừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm hỏng thận của bạn và làm tình trạng tổn thương thận hiện tại tồi tệ hơn. Nếu bạn thường hút thuốc lá, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách bỏ thuốc Kiểm soát tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có bệnh hoặc một tình trạng nào đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để tìm dấu hiệu thận bị tổn thương. Hiện nay để điều trị bệnh thận mạn tính thì Ketosteril chính là loại thuốc đang nhận được sự tin dùng từ phía nhiều y, bác sĩ cũng như từ phía bệnh nhân. Trên đây là tổng hợp những kiến thức về căn bệnh thận mạn tính, hãy bổ sung thêm cho mình những kiến hức cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân trong gia đình bạn nhé!
Khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh mùa mưa lũ

Khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh mùa mưa lũ

     Trong và sau thời gian mưa bão, lũ lụt xảy ra thì sẽ có rất nhiều các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến có thể xảy ra trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,… Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau: 1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. 2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. 4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. 5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. 6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất. Trên đây là những khuyến cáo trong việc phòng ngừa dịch bệnh mùa mưa lũ mà Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân.
Mách bạn: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mùa lũ

Mách bạn: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mùa lũ

     Thời điểm bão lũ chính là thời điểm dịch bệnh có thể xảy ra, người dẫn thường mắc 1 số bệnh về mắt, về da, hoặc bệnh do muỗi truyền,... Vậy làm sao để phòng ngừa dịch bệnh vào mùa bão lũ bạn có biết? Nếu như chưa biết hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé, nó sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Trên đây là những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mùa lũ hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng trong cuộc sống.
Cách tính ngày rụng trứng chính xác để canh trứng

Cách tính ngày rụng trứng chính xác để canh trứng

Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai tốt nhất. 1. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chu kì kinh nguyệt:  Một chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày bắt đầu có kinh (tức là ngày có máu) đến ngày đầu tiên có kinh của chu kì kinh nguyệt tiếp theo.​  Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ ngày 3 đến ngày 5. Trong giai đoạn này, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc của tử cung sẽ ra ngoài qua đường âm đạo.  Và chu kì kinh nguyệt thường có 3 giai đoạn:  Giai đoạn nang: Từ ngày 6-14 của chu kỳ, các nang trong buồng trứng phát triển và hình thành trứng, niêm mạc tử cung được tái tạo và dày lên. Đây còn được gọi là giai đoạn tăng sinh. Cuồi giai đoạn này nang trứng phát triển đến chín, bắt đầu tăng bài tiết progesteron và cuối cùng là phóng noãn (rụng trứng). Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này sau rụng trứng và kéo dài từ khoảng ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ. Sau khi bị vỡ, nang giải phóng trứng sau đó tạo thành hoàng thể. Hoàng thể tiết ra nhiều progesterone, hoạt động trên các tuyến trong nội mạc tử cung và tạo nên túi noãn. Cuối giai đoạn này hoàng thể thoái hóa teo lại, không bài tiết estrogen và progesteron, làm niêm mạc tử cung thoái hóa và bong ra. Giai đoạn hành kinh: niêm mạc tử cung bong ra tạo hành kinh, ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh kéo dài 3 – 5 ngày. 2. Cách tính ngày rụng trứng:  Trong thời gian rụng trứng thông thường là 3 ngày thì khả năng có thai của các chị em khi có quan hệ tình dục là cao nhất trong 1 chu kì kinh nguyệt.  Vậy làm sao để chúng ta có thể tính được ngày rụng trứng dựa vào số ngày của chu kì kinh nguyệt của chị em.  Kết quả trên chỉ chính xác đối với các chị em có chu kì kinh nguyệt đều số ngày và giữa các tháng với nhau. Cần lưu ý quan sát chu kì kinh nguyệt của mình vài tháng trước khi áp dụng cách tính ngày rụng trứng dưới đây:  Cách tính: Gọi A là số ngày của 1 chu kì kinh nguyệt và X là ngày rụng trứng có khả năng thụ thai cao nhất với phụ nữ. ⇒ X = A - 14 Ví dụ: Với 1 phụ nữ có chu kì kinh nguyệt là 28 ngày thì ta sẽ có: A= 28 ⇒ Ngày rụng trứng là: X = A - 14 = 14. Khả năng rụng trứng của người phụ nữ trên sẽ là vào các ngày từ 13-15 ⇒ Khi quan hệ vào ngày 13-15 thì có khả năng thụ thai cao nhất.   Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách tính ngày để ngừa thai và thụ thai tại: Cách tính ngày an toàn để ngừa thai và thụ thai Bảng dưới đây là quầy thuốc đã tính sẵn cho các bạn tiện theo dõi mà không cần phải sử dụng máy tính để tính. Bảng tính sẵn ngày rụng trứng cho các bạn dễ tính. Có thể bạn quan tâm >>> Cách sinh con trai con gái theo ý muốn 3. Cách nhận biết ngày rụng trứng:  Với 1 chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ thì vào ngày rụng trứng thân nhiệt sẽ tăng cực đại (Không kể thân nhiệt những ngày ốm) tức là tăng hơn so với bình thường. Thông thường thì khoảng thời gian này trùng với thời gian rụng trứng tức là 3 ngày Để đo chính xác thì ta nên sử dụng các thiết bị đo thân nhiệt như nhiệt kế để đo liên tục và hàng ngày thân nhiệt của chị em. Từ đó ta sẽ xác định được ngày nào là ngày tăng nhiệt độ cực đại tức là ngày cơ thể tăng sản xuất lượng Progesterone. Khoảng thời gian khi thân nhiệt tăng cực đại chính là ngày rụng trứng của chu kì kinh nguyệt. Kết: Việc tính ngày rụng trứng là rất cần thiết đối với phụ nữ hiện đại. Việc tính ngày chính xác có thể giúp chị em có thể có kế hoạch để thụ thai cũng như là 1 cách tránh thai tự nhiên không sử dụng thuốc và biện pháp tránh thai can thiệp.  
Tất tần tật về kiến ba khoang bạn nên biết

Tất tần tật về kiến ba khoang bạn nên biết

     Dù chỉ mới chỉ xuất hiện trở lại vào thời gian gần đây, nhưng kiến ba khoang đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người bởi những tác hại mà chúng gây ra. Bài viết hôm nay, Trường Anh sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về loại kiến này. Kiến ba khoang là kiến gì? Theo các nghiên cứu thì, kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly), chúng là loài động vật rất phổ biến và thường xuất hiện ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Đặc điểm nhận dạng loại kiến ba khoang này đó là: Chúng có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Loài kiến có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên chúng hiếm khi bay và bò rất nhanh. Đầu và bụng dưới của loại kiến này có màu đen, còn ngực và bụng trên thì lại có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Phần đầu của kiến ba khoang nhỏ, có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Kiến ba khoang Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực - elytra - trước bụng - sau bụng. Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... và xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, bởi khí hậu và thời tiết thời điểm này rất thuận lợi cho kiến phát triển. Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Biểu hiệu khi bị kiến ba khoang đốt Khi bị kiến ba khoang đốt sẽ có biểu hiện đó là bị viêm da: Tình trạng bị viêm da có thể bị ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay. Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp. Cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận. Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao? Khi bị kiến ba khoang đốt, nếu sơ cứu đúng cách thì những tổn thương trên da sẽ dịu đi rất nhiều. Cụ thể đó là: Khi bị kiến ba khoang đốt, hãy sử dụng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Sau đó đến ngay bác sĩ Da Liễu để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có. Lưu ý: Khi bị kiến ba khoang đốt người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng tự ý mua thuốc điều trị theo hướng zona hoặc giờ leo, không tự ý bôi các thuốc màu, lá cây hoặc sử dụng các biện pháp dân gian khác làm cho vết thương bị loét, lan rộng thậm chí nhiễm trùng. Trên đây là 1 số thông tin về kiến ba khoang cũng như biểu hiện và cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn mà bạn nên biết tới để có thể sử dụng tới khi cần.
Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang bạn có biết

Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang bạn có biết

    Kiến ba khoang hiện đang là nỗi lo của rất nhiều người dân bởi những tác hại mà chúng gây ra. Vậy khi phát hiện có kiến ba khoang phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang và cách phòng tránh kiến ba khoang nhé! Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang Khi phát hiện có kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, thì bạn không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên xử lý bằng cách thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người để tránh chất độc của kiến tiếp xúc với da gây tổn thương da. Sau khi xử lý kiến ba khoang xong bạn cần rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ. Trường hợp bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng tiến hành rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc gây hại. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả. Cách phòng tránh kiến ba khoang Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang nên chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng. Chúng ta có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách: Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều, nên buông rèm cửa. Ngủ trong màn. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang. Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Khi đi làm việc trên đồng ruộng, vườn cây nhất là mùa mưa bão cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, dội mũ/nón, khẩu trang, đi ủng. Trên đây là những cách xử lý khi phát hiện kiến ba khoang và cách phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp ích cho bạn trong những mùa mưa ẩm ướt (mùa kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất). Hãy lưu lại để sử dụng khi cần nhé!
Cách phòng tránh cảm cúm khi giao mùa hiệu quả

Cách phòng tránh cảm cúm khi giao mùa hiệu quả

     Khí hậu của nước ta thay đổi thất thường rất dễ gây ra những bệnh như cảm cúm, ho… Đặc biệt là vào thời điểm khi thời tiết chuyển mùa khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển và lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng lúc và kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi,… Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh cảm cúm khi giao mùa qua bài viết dưới đây nha. Trước khi đến với cách phòng tránh thì hãy cùng Trường Anh tìm hiểu những đối tượng nào dễ mắc cảm cúm khi giao mùa và biểu hiện khi bị cúm nhé. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm Những đối tượng dễ mắc cảm cúm thường là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người hệ miễn dịch kém. Biểu hiện khi bị cúm Biểu hiện đầu tiên: sốt, ngứa, đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C. Cách phòng tránh bệnh cảm cúm Cảm cúm xảy ra nguyên nhân là do virut cúm gây nên, bệnh dễ lây truyền do virut cúm từ người bệnh phát tán không khí, chúng gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để cơ thể không mắc bệnh cảm cúm mọi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh. Để phòng tránh cảm cúm khi giao mùa hiệu quả bạn cần: Chú ý ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất Selenium, vitamin C… để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi vì chúng có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu. Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi cầm nắm thức ăn, sau khi đi vệ sinh, kể cả khi không bị bệnh. Ngay cả khi không bị cảm cúm thì việc súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Trên đây là 1 số biện pháp giúp phòng tránh cảm cúm khi giao mùa hiệu quả. Bạn hãy lưu lại để sử dụng nhé. Thời tiết Việt Nam thay đổi thất thường nên những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đấy nhé!
Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

     Mùa hè chính là thời điểm thời tiết khó chịu nhất trong năm vì thời tiết vừa nóng mà lại mưa nắng thất thường. Thời tiết như vậy cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, siêu vi,… phát triển và gây bệnh cho trẻ. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh mùa nắng nóng ở trẻ hay nói cách khác là vào mùa nắng nóng, trẻ em dễ mắc phải các bệnh thuộc 3 nhóm sau đây: Nhóm bệnh phổ biến mùa nóng Tiêu chảy: Nắng nóng khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, ôi thiu, ô nhiễm môi trường, trẻ dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khiến cho trẻ dễ bị tiêu chảy đặc biệt là tiêu chảy cấp. Ngộ độc thức ăn: Thời tiết nắng nóng nếu như thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc. Đặc biệt là ở môi trường như là nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non. Viêm đường hô hấp cấp tính: Như là viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm Amiđan, viêm VA,… Nhiễm siêu vi: Như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu… ​ Nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" thường xuất hiện mùa nắng nóng Bệnh thủy đậu (trái rạ): Căn bệnh này rất phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Đây là că bệnh rất dễ lây lan, lây lan qua đường hô hấp, bệnh này thường xuất hiện theo mùa, và tháng cao điểm nhất đó là vào tháng 4. Nhóm bệnh Sởi - Quai bị - Rubella: Cũng như thủy đậu, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 - 6 hàng năm. Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B) là 1 trong những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ: Vào mùa hè đặc biệt là mùa mưa từ tháng 6-7 là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất và có tỉ lệ gia tăng các ca bệnh cao nhất trong các tháng. Viêm màng não ở trẻ em: Theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Nhóm bệnh xảy ra quanh năm Bệnh tay chân miệng: Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh,… Bệnh chân tay miệng xuất hiện quanh năm và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Sốt xuất huyết: Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng, thời điểm gia tăng mạnh nhất là vào mùa hè. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với trẻ. Trên đây là những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ mà trẻ hay gặp phải. Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh thì cha mẹ hãy chủ động phòng và ngăn ngừa bệnh cho trẻ nhé!
Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

     Viêm tai giữa là tình trạng niêm mạc tai giữa bị tăng tiết, tai giữa chứa dịch. Đối tượng thường hay mắc bệnh này đó chính là trẻ em, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe và quá trình phát triển của trẻ. Và theo thống kê từ có tới 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Vậy trẻ bị viêm tai giữa điều trị bằng cách nào và làm sao để phòng ngừa viêm tai ngữa tái lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời. Khi viêm tái diễn sẽ khiến cho trẻ ăn kém, ngủ kém, gầy sút cân, quấy khóc nhiều; làm giảm chất lượng cuộc sống của cả trẻ và bố mẹ. Viêm tai giữa tái diễn có thể gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ, khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm tai giữa tái diễn chính là tình trạng vêm tai giữa bị tái đi tái lại từ 3 đợt khác nhau trong vòng 6 tháng hoặc từ 4 đợt trở lên trong vòng 12 tháng. Phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn Mặc dù viêm tai giữa điều trị không khó, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ đúng chỉ định trong thời gian điều trị. Các biện pháp dự phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn bao gồm: Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa (ví dụ: phơi nhiễm với khói thuốc lá). Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể giúp trẻ có miễn dịch đầy đủ, đặc biệt với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, khi cho trẻ bú nên để trẻ nằm nghiêng, tránh cho việc sữa sặc lên mũi xảy ra, vì khi sữa bị sặc lên mũi có thể dẫn đến viêm tai giữa vì giai đoạn này đường thông giữa họng và tai giữa rộng và ngắn. Sử dụng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần can thiệp phẫu thật trong trường hợp cần thiết (nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí): Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bị viêm tai giữa sớm (dưới 6 tháng tuổi). Trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là khi các yếu tố này không thể thay đổi (ví dụ: mùa trong năm, lớp học có đông trẻ …) Trẻ có các bệnh lý gây thuận lợi cho viêm tai giữa tái diễn: VA quá phát, cơ địa dị ứng,… Trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ. Một số hướng điều trị cụ thể đó là: Điều trị kháng sinh dự phòng: Sử dụng khi viêm tai giữa có tần suất 3 lần hoặc hơn trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 12 tháng; hoặc bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhiều anh chị em. Nạo VA: Sử dụng khi V.A quá phát gây viêm tai giữa tái diễn từ 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trở lên trong vòng 12 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.\ Đặt ống thông khí: Cách này thường sử dụng sau khi nạo V.A từ 6 – 12 tháng mà trẻ vẫn tồn tại bệnh viêm tai giữa với tần suất 3 lần trong 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng12 tháng; hoặc vẫn xuất hiện viêm tai giữa cấp trong thời gian dùng kháng sinh dự phòng; hoặc phải ngừng dùng kháng sinh dự phòng do có các tác dụng phụ hay trẻ bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh. Nội dung bài viết trên đã chỉ ra được cách điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa và cách phòng tránh bệnh tái lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng khiến cho người đối diện khó chịu và cũng khiến cho trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Để khắc phục được chứng hôi miệng thì trước hết bạn cần biết tới những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em là gì. Và nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng đó là do vệ sinh răng miệng kém, nhưng đây lại không phải là nguyên nhân duy nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Hôi miệng là một thuật ngữ y tế sử dụng cho người có hơi thở hôi, hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng thường thấy do thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Trẻ em khi bị hôi miệng thường có hơi thở hôi hoặc mùi hôi phát ra từ mũi. Và nguyên nhân gây hôi miệng đó là: Vệ sinh răng miệng kém Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng. Dù trẻ đã vệ sinh nhưng vẫn bị hôi miệng đó có thể là do vệ sinh sai cách. Nếu như trẻ đánh răng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ các cặn mảng bám răng trong miệng, lâu dần vi khuẩn bám trên các mảng bám sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng và thậm chí còn gây nướu răng, sâu răng. Khô miệng Nước bọt trong miệng cũng có tác dụng giúp loại bỏ các vi khuẩn có xu hướng lắng xuống trong miệng. Ví dụ như, khi chúng ta ngủ, nước bọt không được tạo ra, đó là lý do tại sao chúng ta có hơi thở hôi sau khi thức dậy. Vì thế khi nước bọt không được tiết đủ sẽ gây ra bệnh khô miệng và khiến hơi thở có mùi. Nhiễm trùng răng miệng Hôi miệng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng do thiếu sự chăm sóc thích hợp. Các bệnh nhiễm trùng có thể là kết quả của hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống hoặc do vệ sinh răng miệng kém. Vì thế viêm nướu hoặc bệnh nướu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Áp xe răng Áp xe răng chính là tình trạng răng bị  nhiễm trùng dẫn đến hình thành mủ trong răng, gây tổn thương vĩnh viễn đối với răng có lỗ nhỏ hình thành từ việc bị áp xe trong đó. Áp xe răng thường gặp ở trẻ em do chấn thương hoặc sâu răng. Thực phẩm Tỏi, hành tây hoặc phô mai đều là những thực phẩm có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Hoặc chế độ ăn uống giàu protein hoặc năng lượng thấp, hay chế độ ăn uống kết hợp với vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Thuốc Khi trẻ phải dử dụng kháng sinh liên tục trong 1 tháng hoặc hơn có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Ngoài ra, 1 số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc giãn phế quản cũng có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng. Trên đây là những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần nhớ để biết được tại sao trẻ lại bị hôi miệng để có cách điều trị phù hợp.
Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng không chỉ gây ra mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện mà còn làmcho bé mất đi tự tin trong giao tiếp. Vậy nên, để trẻ không bị hôi miệng bạn cần thực hiện phòng ngừa hôi miệng, hoặc khi thấy trẻ bị hôi miệng cha mẹ nên điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới răng miệng cũng như giúp bé tự tin hơn. Vậy cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ như thế nào bạn có biết? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Phòng hôi miệng ở trẻ Để phòng ngừa hôi miệng ở trẻ xảy ra thì bạn nên thực hiện 1 số cách như sau: Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng: Đây là việc làm đầu tiên bạn cần nhớ nếu không muốn trẻ bị hôi miệng. Bạn hãy dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách, tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và tạo thói quen vệ sinh răng miệng mỗi khi ăn xong bằng cách đánh răng hoặc xúc miệng. Trẻ nhỏ thường không sử dụng được những loại kem đánh răng của người lớn vì vị của nó đối với trẻ sẽ hơi cay, vì thế bạn có thể tìm mua những loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ, vừa có mùi thơm lại ngọt, sẽ giúp trẻ thích thú hơn khi đánh răng. Còn nước súc miệng cho trẻ thì bạn nên sử dụng nước súc miệng (không cồn) theo khuyến cáo của nha sĩ. Hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Cho trẻ uống nhiều nước vì mất nước có thể dẫn đến khô miệng. Cung cấp cho trẻ bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống. Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa. Cuối cùng là hãy ngồi nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, để trẻ ý thức được rằng việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Điều trị hôi miệng ở trẻ Để điều trị chứng hôi miệng ở trẻ bạn có thể sử dụng 1 số cách như sau: Sử dụng mùi tây: Mùi tây là một chất làm thơm hơi thở tự nhiên có khả năng sát khuẩn nhẹ. Mùi tây vừa giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa lại vừa làm giảm khí nội bộ có thể gây ra chứng hôi miệng. Vì thế khi trẻ bị hôi miệng, bạn có thể cho trẻ nhai một mảnh nhỏ của rau mùi tây sau mỗi bữa ăn. Thêm nữa, trước khi sử dụng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa xem có phù hợp cho trẻ k nhé. Tạo cho trẻ 1 chế độ ăn uống lành mạnh: Trẻ rất thích các loại đồ uống có ga, nước ngọt và đồ ăn nhẹ, bao gồm cả sôcôla và bánh kẹo,… mà đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Vì thế, cần kiểm soát và giảm lượng đường đi vào cơ thể của trẻ mỗi ngày. Thêm nữa, nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm làm tăng lưu lượng nước bọt như gạo lứt, cam và các loại rau màu xanh đậm, trái cây, các loại hạt, cá và các loại đậu. Sử dụng Baking Soda: Baking soda có thể thay đổi độ pH trong miệng. Đánh răng cho trẻ với một lượng nhỏ baking soda sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn từ miệng từ đó sẽ giúp cải thiện chứng hôi miệng ở trẻ. Trái cây có múi: Những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi,… có thể giúp sản xuất nhiều nước bọt trong miệng. Ăn một quả cam sau khi ăn trưa hay một quả bưởi trong bữa ăn sáng có thể sẽ rất tốt cho răng của trẻ. Nước súc miệng: Nếu nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ chủ yếu là do các thực phẩm gây mùi như hành tây, tỏi, trứng hay pho mát, thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng sẽ giúp sát trùng và có thể loại bỏ mảng bám hiệu quả. Đánh răng thường xuyên: Đây là cách làm đơn giản vừa giúp trẻ bảo vệ răng miệng mà lại còn giúp đánh bay mùi hôi hiệu quả. Nên tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 phút/ lần, việc này sẽ giúp răng miệng được vệ sinh và loại bỏ sạch những mảng bám trên răng và giảm sự tích tụ vi khuẩn gây hôi miệng. Trên đây là cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ có thể bạn chưa biết tới. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ