Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

    Tắc mạch ối hay còn được gọi là thuyên tắc ối mặc dù hiếm gặp nhưng lại là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 1-12/100000 ca dính. Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, tình trạng này không thể đoán trước được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh tắc mạch ối. Tắc mạch ối là gì? Tắc mạch ối là tình trạng xảy ra do nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ hoặc các mảnh tổ chức thai lọt vào tuần hoàn máu mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một phản ứng dị ứng khiến người mẹ phải đối mặt với hiện tượng suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính, giống như sốc phản vệ. Cơ chế của hiện tượng này chưa thực sự rõ ràng. Tắc mạch ối ở sản phụ thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra trong quá trình mổ lấy thai, hoặc khi sảy thai, chấn thương bụng, chọc hút nước ối, ngay sau khi đẻ, sau mổ lấy thai, răng cài răng lược, vỡ tử cung, xót rau. Số liệu thống kê thời điểm xảy ra tắc mạch ối như sau: 12% trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên. 70% trường hợp xảy ra trong chuyển dạ. 11% trường hợp xảy ra sau sinh qua đường âm đạo. 19% trường hợp xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng tắc mạch ối mặc dù hiếm gặp và nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể cứu sống mẹ và thai nhi. Cơ chế gây thuyên tắc ối, do 3 hoàn cảnh sau: Vỡ màng ối. Vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung. Áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Biểu hiện của bệnh Tắc mạch ối Giai đoạn đầu: Biểu hiện khởi đầu sẽ suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút. Biểu hiện tiếp theo là tụt huyết áp, choáng, phù phổi, biểu hiện thần kinh như lú lẫn mất ý thức và co giật. Theo các chuyên gia và theo nhiều nhiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân qua được giai đoạn này là 40%. Giai đoạn sau: Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn đầu thì đến giai đoạn sau này sẽ có biểu hiện như là chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu từ tử cung không cầm khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc mất máu. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Một số đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tắc mạch ối đó là: Phụ nữ có thai trên 35 tuổi. Con rạ nguy cơ cao hơn con so. Sản phụ cần tiến hành mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forceps, giác hút, chọc ối. Bệnh nhân bị đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, sản giật,... Bệnh nhân bị tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung. Sản phụ bị suy thai, thai lưu. Sản phụ chuyển dạ với cơn co cường tính, chuyển dạ được giục sinh. Qua nội dung bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh tắc mạch ối, hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ và nhớ là thăm khám thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị ngay để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Tắc mạch ối: Cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

Tắc mạch ối: Cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

     Như bạn đã biết tắc mạch ối là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể khiến cho tính mạng của cả  mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm. Vậy cách phòng ngừa cũng như chẩn đoán và điều trị căn bệnh này ra sao bạn đã biết chưa. Nếu chưa hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Cách phòng ngừa bệnh tắc mạch ối Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh do chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân tại sao nước ối vào tuần hoàn chỉ xảy ra ở một số ít người mà không xảy ra ở nhiều người khác cũng như không biết vai trò của mức độ, số lượng mảnh mô thai, loại mảnh mô thai (có chứa kèm theo phân su hay không) hay một số yếu tố nào đó của người mẹ nên tắc mạch ối chỉ ở một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ. Các biện pháp chẩn đoán bệnh tắc mạch ối Việc chẩn đoán tắc mạch ối có thể gặp nhiều khó khăn bởi cần phân biệt với một số nguyên nhân khác như: tắc mạch do huyết khối, choáng nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, sốc phản vệ, rau bong non,... Hơn nữa tắc mạch ối lại là tình trạng cần cấp cứu nhanh chóng, và để chẩn đoán bệnh cần phải thực hiện bởi 1 bác sĩ có kiến thức chuyên sâu. Và cách chẩn đoán như sau: Chẩn đoán lâm sàng: Đối với trường hợp bệnh xuất hiện đột ngột, thường trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc sau khi sinh; hiếm xảy ra sau 48 giờ sau sinh. Thì chẩn đoán sẽ dựa vào biểu hiện như là: Biểu hiện khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút và tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: mất ý thức và co giật. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo 4 tiêu chuẩn chẩn đoán tắc mạch ối như sau: Tụt huyết áp hay sốc tim. Thiếu oxy cấp tính và suy hô hấp. Hôn mê hoặc co giật. Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC). Những biểu hiện ở trên thường xảy ra trong khi chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau sinh mà không có các lý giải khác cho các dấu hiệu này. Cận lâm sàng, các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán: Công thức máu; đông máu toàn bộ, xét nghiệm khí trong máu. X quang phổi: thường không tìm thấy dấu hiệu đặc hiệu, có thể quan sát thấy dấu hiệu phù phổi. Điện tâm đồ: có thể thấy nhịp tim nhanh, phần ST và sóng T thay đổi. Tùy từng trường hợp có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên biệt khác. Chẩn đoán xác định: Dựa vào kết quả mổ tử thi: tìm thấy tế bào của thai và thành phần nước ối trong động mạch phổi mẹ. Các biện pháp điều trị bệnh tắc mạch ối Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời thì vẫn có khả năng cứu sống được bệnh nhân. Để cấp cứu cần phải được phối hợp bởi các chuyên khoa khác nhau để đem lại hiệu quả cấp cứu, cụ thể như sau: Nguyên tắc xử trí Hồi sức tích cực. Phối hợp giữa Sản khoa, Gây mê hồi sức và Nhi khoa. Về mặt gây mê hồi sức: Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp – tuần hoàn: Duy trì cung cấp oxy cho sản phụ (đặt nội khí quản, thở máy). Đặt hơn 2 đường truyền tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử. Hồi sức tim nếu ngừng tim bằng Adrenalin. Truyền máu và các chế phẩm của máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội: truyền máu toàn phần hay khối hồng cầu và huyết tương,… Theo dõi bằng monitor. Về mặt sản khoa: Cho sinh ngay Tùy từng trường hợp cụ thể để có chỉ định phù hợp. Về mặt nhi khoa: Hồi sức sơ sinh tích cực. Trên đây là cách phòng, chẩn đoán và điều trị tắc mạch ối. Qua đây cũng có thể thấy được để điều trị được tình trạng này cần phải kết hợp bởi các bác sĩ ở nhiều khoa khác nhau và việc điều trị cũng rất khó khăn. Hy vọng rằng bạn sẽ không phải đối mặt với tình trạng này, chúc bạn luôn khỏe.
Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

      Thời điểm trẻ lên 3 tuổi là thời điểm mà trí não của trẻ đang phát triển và là lúc tiếp thu kiến thức, tư duy nhanh nhất. Vì thế để giúp trẻ thông minh hơn ngoài việc bồi bổ cho trẻ, dạy trẻ học thì cha mẹ có thể kết hợp cho bé chơi những trò chơi giúp phát triển trí thông minh như là trò chơi tương tác, trò chơi chiến lược, và các trò chơi ngôn ngữ,… Cùng tìm hiểu những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh ở dưới đây nhé. Đồ chơi khoa học Một số đồ chơi khoa học như là kính hiển vi, kính lúp, kính thiên văn, kính tiềm vọng, kính vạn hoa, bộ đồ bác sỹ, bộ làm vườn, bộ nam châm,… sẽ kích thích khả năng tự tìm tòi, phát triển sự sáng tạo cho trẻ, với những đồ chơi này trẻ có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi khác nhau mà ngay cả bạn cũng không thể nghĩ ra được. Trò chơi máy tính Mặc dù cho trẻ sử dụng máy tính nhiều sẽ không tốt, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn có thể cho trẻ chơi những trò chơi máy tính mà có thể dạy cho trẻ biết các kỹ năng toán học, đọc sách, và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ xây dựng kỹ năng toán học, biết lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng khả năng làm việc hướng tới một mục tiêu. Trò  Trẻ thường thích chơi những trò chơi có quy tắc (như cờ vua, xúc xắc,…), với bạn bè hoặc gia đình. Vì vậy, bạn hãy để trẻ chơi với bạn bè, hoặc bạn hãy dành thời gian cùng chơi với bé. Khi trẻ chơi những trò chơi có tính chiến lược cũng như có quy tắc cụ thể sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sự tương tác với nhau và gần gũi nhau hơn; đặc biệt nó còn giúp trẻ học được kỹ năng toán (ví dụ như những con số trong xúc xắc) hoặc có thể cải thiện chính tả, bộ nhớ và các kỹ năng đọc một cách vui vẻ hơn như flashcard hay workbook, cải thiện trí nhớ và lý luận bằng lời nói, cũng như toán học, logic, đọc và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Câu đố và ghép hình Trò chơi câu đố và ghép hình sẽ giúp tăng cường khả năng nhận thức của trẻ, tăng khả năng phối hợp mắt/tay, rèn luyện sự kiên nhẫn và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Trẻ khi lên 3 bạn có thể lựa chọn những bộ ghép hình từ 25 – 100 miếng hoặc các câu đố về con vật, màu sắc,… Đồ chơi sáng tạo và nghệ thuật Chơi đồ chơi có tính sáng tạo và nghệ thuật cũng là 1 trong những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh. Bạn có thể sắm cho bé những đồ chơi sáng tạo và có tính nghệ thuật như là bút chì màu, sơn, và phấn màu, vật liệu thủ công mỹ nghệ, đồ chơi xây dựng, trò chơi thiết kế thời trang,… để giúp trẻ bộc lộ được sự sáng tạo và 1 sô tài năng như đồ họa, thiết kế, kiến trúc sư, hay nhà văn,…. Ngoài ra những đồ chơi này sẽ giúp trẻ truyền đạt được ý tưởng và cảm xúc trực quan, cũng như là sở thích của trẻ. Nhạc cụ Bạn có thể cho trẻ thử tiếp xúc với những dụng cụ âm nhạc gần gũi như bàn phím điện tử, guitar, bộ trống, hoặc karaoke. Việc làm này sẽ giúp trẻ bộc lộ được tài năng và đồng thời cũng giúp cho trẻ thông minh hơn. Thể thao Ngoài chơi những trò chơi xếp hình, khoa học, nhạc cụ, câu đố,… thì bạn cũng cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi phải vận động như bơi lội, cầu lông, cờ tướng, cờ vua, đá bóng,… Khi trẻ được hoạt động gân cốt sẽ giúp sức khỏe của trẻ được tốt hơn đồng thời cũng sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Đồ chơi nhập vai Những trò chơi nhập vai từ 1 số loại đồ chơi như là đồ chơi con rối, đồ chơi búp bê, đồ chơi siêu nhân, đồ chơi bác sỹ, đồ chơi kỹ sư,… sẽ giúp trẻ có thể đối phó với những cảm xúc và nỗi sợ hãi, và phát triển ngôn ngữ của mình, kể chuyện và kỹ năng xã hội. Bạn có thể cho trẻ sử dụng các đạo cụ phức tạp hơn và thực tế để bước vào vai trò của một nhà khoa học, một siêu anh hùng, hoặc một bác sĩ, kỹ sư,… sẽ giúp bé thích thú hơn và sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng rất tốt. Khi bé hóa thân thành vai diễn nào nó, bố mẹ nên giải thích giúp cho bé hiểu rõ hơn về nhân vật mà mình muốn đóng vai. Trên đây là hững trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý

Tìm hiểu: Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý

    Hiện tượng trẻ bị rụng tóc khiến nhiều ông bố bà mẹ rất lo lắng vì họ không biết nguyên nhân tại sao và không biết liệu hiện tượng này có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh hay không. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý. Có rất nhiều bé khi sinh ra đã có mái tóc đen và dày, tuy nhiên bỗng 1 ngày cha mẹ phát hiện ra rằng tóc của bé có dấu hiệu bị rụng và ngày càng mỏng khiến họ vô cùng lo lắng. và nguyên nhân gây ra tình trạng rụn tóc ở trẻ cụ thể như sau: Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc Cũng giống như các bà mẹ sau sinh, trẻ bị rụng tóc cũng có thể là do sự sụt giảm hormon ngay khi bé chào đời gây ra. Bệnh lý thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên,… cũng có thể là lý do khiến trẻ bị rụng tóc. Ngoài ra, tư thế nằm ngủ của trẻ cuxg có thể là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (ví dụ như chỉ nằm ngửa) thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Hoặc bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ, và đối với trường hợp này tóc có thể rụng theo từng mảng. Vậy, khi trẻ bị rụng tóc thì cần xử lý như thế nào? Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do thay đổi hormon, thì chẳng có các nào khác ngoài việc chờ đợi tóc mới của bé mọc lên. Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do tư thế nằm, thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở nhiều tư thế khác nhau, như đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải. Tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói, và để thạo thói quen ngủ nhiều tư thế như vậy thì cha mẹ có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Tư thế nằm sấp còn giúp cho phần gáy của trẻ được nghỉ ngơi, và giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn. Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến. Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do bệnh lí, thì cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng và có phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt khi thấy vùng da đầu bị hói của trẻ có dấu hiệu  như là da bị đỏ, bong vảy,... thì càng cần đưa trẻ đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn (ringworm). Trên đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý khi trẻ bị rụng tóc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Mách bạn: Bí kíp giữ sức khỏe cho người phải làm việc ca đêm

Mách bạn: Bí kíp giữ sức khỏe cho người phải làm việc ca đêm

      Đối với những bạn là công nhân tại khu công nghiệp thì việc phải làm việc ca đêm không còn xa lạ gì cả. Tuy nhiên, làm việc ca đêm ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, vậy làm sao để giữ sức khỏe khi phải làm đêm bạn có biết? Nếu chưa biết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé, bài viết này sẽ giúp bạn nắm được bí kíp giữ sức khỏe cho người phải làm việc ca đêm, giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân. Ăn uống lành mạnh Ăn uống lành mạnh là bí kíp đảm bảo sức khỏe hàng đầu cho những người phải làm việc ca đêm. Hãy ưu tiên các thực phẩm giàu dưỡng chất và lành mạnh ví dụ như rau chân vịt, các loại quả mọng, súp lơ,... Tránh sử dụng caffein Bạn uống cà phê để giảm mệt mỏi và thêm tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 1 tách cà phê khi phải làm việc ca đêm. Vì nó có thể dẫn tới mất nước và mất ngủ sau đó. Uống đủ nước mỗi ngày Uống đủ nước giúp cơ thể không bị mất nước và hỗ trợ hệ miễn dịch. Làm việc ca đêm có thể làm giảm năng lượng cũng như lượng nước trong cơ thể. Vì vậy hãy uống nhiều nước để chống mệt mỏi. Hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ Thực phẩm nhiều dầu làm chậm tiêu hóa và gây thêm cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu cũng chứa nhiều calo và cholesterol không tốt cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy bạn hãy hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân và phòng ngừa bệnh tim. Thư giãn Thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại hoặc nghỉ ngơi để cả mắt và tâm trí được thư giãn. Nó cũng giúp bạn tỉnh táo hơn và có thể thức đêm mà không gặp rắc rối gì. Kiểm soát lượng đường Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới tăng cân, đây là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người làm ca đêm. Ăn nhẹ lành mạnh Bạn hãy lựa chọn những món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau củ, các loại hạt để đảm bảo sức khỏe. Bạn nên ăn thành nhiều lần, mỗi lần một ít. Không sử dụng đồ uống năng lượng Bạn không nên sử dụng đồ uống năng lượng để duy trì sự tỉnh táo. Nó sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn khi đi ngủ. Ngoài ra, đồ uống năng lượng có nồng độ caffein cao. Chợp mắt bất cứ khi nào có thể Hãy cố gắng chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Ở hầu hết các công ty, bạn đều có thể tìm được một nơi nghỉ ngơi, hãy tranh thủ ngủ một lúc để giảm cảm giác mệt mỏi. Trên đây là 1 số bí kíp giữ sức khỏe cho người phải làm việc ca đêm, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đặc biệt là với những bạn hay phải làm việc ca đêm.
Mách nhỏ các mẹ: Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Mách nhỏ các mẹ: Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ, tuy đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ, nhưng nếu như mẹ không biết xử lí đúng cách thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nha các mẹ. Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài bởi sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của thành bụng và cơ hoành. Còn trớ trớ là hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Khi trẻ hay bị nôn trớ các mẹ có thể xử trí bằng những cách sau đây: 1. Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế Để hạn chế không xảy ra nôn chớ bạn cần chú ý cho bé bú đúng cách: Đối với trẻ bú ti mẹ: Cho bé bú bên vú trái trước, sau khoảng 10 phút chuyển bé sang bên phải hoặc nếu thời gian bé bú ngắn hơn bạn có thể cân bằng thời gian bú 2 bên cho đều nhau. Việc này sẽ giúp lượng sữa trong dạ dày của bé được cân bằng, sữa dễ xuống dạ dày mà không bị trào ngược lên. Đặc biệt, các mẹ cũng cần chú ý không cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú bên trái và 20 phút cho vú bên phải. Bú quá lâu, bé nuốt hơi nhiều, dễ bị sặc sữa và gây nôn trớ. Đối với trẻ bú bình: Khi cho bé bú mẹ cần giữ bình sữa nghiêng 45 độ để đầu núm vú đầy sữa. Mẹ có thể sử dụng núm vú đặc biệt để bé không bị nuốt quá nhiều khí thừa. Và hãy nhớ, không để bình sữa nằm ngang trong khi bú (vì khi bình nằm ngang bé sẽ dễ nuốt nhiều không khí). Khi bé bú bình xong, không đặt nằm ngay mà hãy bế bé trên tay hoặc vai và vỗ lưng giúp bé ợ hơi khoảng 15-20 phút sau đó mới nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. 4 tư thế đúng khi cho con bú đó là: Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ. Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh. Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé. Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ. Ngoài ra, ngoài việc cho bé bú đúng cách, đúng tư thế thì mẹ cũng nên tạo cho bé thoi quen bú  nghiêm túc, bố mẹ và người thân không cười đùa hay trêu trẻ khi trẻ đang bú, cũng như ngay sau khi bú. 2. Chia nhỏ bữa bú trong ngày Chia nhỏ bữa bú trong ngày cũng là cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ hiệu quả, đặc biệt là ở trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì việc chia nhỏ bữa bú cho bé trong một ngày, sẽ giúp trẻ không bị quá no, vì khi quá no trẻ sẽ dễ bị trớ do tâm vị được kích thích và dễ mở ra. 3. Sớm điều trị các triệu chứng của bệnh như ho, đầy bụng Khi thấy bé có dấu hiệu ho khan, ho đàm, khò khè, nấc cụt, đầy bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,… bạn cần xử lý sớm vì đây cũng là những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa. Trên đây là 1 số cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ các mẹ có thể tham khảo và áp dụng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn.
Mách mẹ: Bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả

Mách mẹ: Bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả

     Bạn sắp kết thúc thời gian nghỉ thai sản, đồng nghĩa với việc bạn sắp phải đi làm. Vì thế mà bạn không thể dành nhiều thời gian cho bé, và phải tập cho bé bú bình để trong thời gian bạn đi làm bé vẫn có thể no bụng và được cấp đủ năng lượng cần thiết trong ngày. Tuy nhiên, tập cho bé bú bình là 1 thử thách khó khăn với các mẹ. Nhưng đừng quá lo, bài viết dưới đây Trường Anh sẽ chia sẻ bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả, sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc cho trẻ tập bú bình. 1. Chọn loại núm vú giống bầu sữa của mẹ nhất Đối với trẻ sơ sinh, loại núm vú phù hợp cho bé chính là loại núm vú cho dòng chảy chậm, giúp sữa chảy từ từ mà không ồ ạt vào miệng bé, sẽ khiến bé không bị sặc do không kịp nuốt và sẽ làm cho trẻ sợ và không muốn bú bình. Và để kiểm tra dòng chảy của sữa, hãy dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Thêm nữa, hãy chọn loại núm vú mềm và có cảm giác gần giống với ngực mẹ nhất để bé không cảm thấy lạ lẫm và khó chịu trước sự thay đổi. 2. Tập cho trẻ ngậm núm vú Để trẻ tập làm quen vơi núm vú bình bạn cũng có thể tạo cho bé làm quen với núm vú giả trước bằng cách cho trẻ ngậm núm vú giả khi bé ngủ, việc làm này vừa giúp bé làm quen với núm vú giả mà còn vừa ggiups bé ngủ ngon hơn. 3. Nhờ người khác (không phải mẹ) cho bé bú bình Khi mẹ cho trẻ bú bình có thể sẽ gặp khó khăn bởi bé có thể cảm nhận được hơi sữa từ mẹ và sẽ không muốn bú bình. Vì thế, mẹ có thể nhờ bố hoặc những người thân khác trong gia đình cho bé bú bình.  . 4. Không ấn thẳng núm vú vào miệng bé ngay lập tức Khi cho bé bú bằng bình, đừng ấn ngay núm vú vào miệng bé mà hãy đặt núm vú ở miệng bé cho bé làm quen, tự rê và cho núm vú vào miệng. Việc này sẽ giúp cho bé tự kiểm soát được lượng sữa mình cần sẽ giúp cho quá trình bú bình được thoải mái và tốt hơn. 5. Để bé tự do đùa nghịch với núm vú của bình sữa Khi bé đùa nghịch và nhai núm vú, đừng vội vút ra mà hãy để cho bé thực hiện thú vui đó, việc này sẽ giúp cho bé làm quen với núm vú và sẽ cảm thấy thích và mút núm vú bình thay vì nhai. 6. Thử thách cho bé uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau Mẹ có thể tìm hiểu sở thích về nhiệt độ sữa của bé bằng cách cho bé uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Khi bạn tìm ra nhiệt độ lý tưởng mà bé thích thì sẽ kích thích cảm giác muốn bú của trẻ sẽ giúp trẻ bú bình tốt hơn. 7. Cho bé bú bình trước khi bé trở nên quá đói Không nên cho trẻ bú bình ở thời điểm quá no hoặc quá đói bởi khi quá no bé sẽ không còn hứng thứ với sữa trong bình, còn nếu để bé quá đói thì bé sẽ khó chịu, khóc ré và cáu gắt khiến bé không chịu ti bình. 8. Thay đổi vị trí cho bé bú Mỗi trẻ sẽ thích 1 tư bế bú bình khác nhau, có bé thích bế ngang, có bé thích nằm, hoặc cũng có bé thích hơi thẳng người lên 1 chút,… Vì thế hãy thử nghiệm nhiều tư thế bú khác nhau để chọn ra tư thế mà trẻ thích nhất. Trên đây là 1 số bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ.
Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả

    Nấc cụt là hiện tượng phổ biết ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nấc cụt dù không gây hại và có thể tự hết sau vài phút nhưng, nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều lần có thể sẽ khiến trẻ bị sặc sữa hoặc nôn trớ. Và để khắc phục tình trạng này bài viết dưới đây của Trường Anh sẽ mách bạn 1 số mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. 1. Dùng ngón tay bịt kín lỗ tai hoặc mũi của trẻ Khi trẻ bị nấc cụt mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ và giữ khoảng 30 giây thì thả ra. Hoặc 1 cách khác là lấy tay khép hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng bé lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và cứ thế lặp lại từ 15-20 lần, trẻ sẽ đỡ nấc cụt. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc. 2. Dùng cuống của chiếu cói Sử dụng cuống của chiếu cói là mẹo mà ông bà ta thường hay sử dụng, và cho tới tận bây giờ nó thật sự vẫn rất hiệu quả. Bạn lấy 1 đoạn chiếu cói khoảng 1cm, rồi nhâm cho ướt và áp cho dính lên trán của bé là được. 3. Uống từng ngụm nước nhỏ Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ cũng là cách hiệu quả giúp chữa nấc cụt, theo kinh nghiệm dân gian, thì bé trai uống 7 ngụm, bé gái uống 9 ngụm bé sẽ hết nấc ngay lập tức. Còn đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. 4. Vỗ lưng cho bé Vỗ lưng chính là mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả, mẹ có thể vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ sẽ giúp đẩy hơi thừa ra ngoài, và còn giúp bé ợ hơi sau khi ăn no. Nhưng cần nhớ, Khi vỗ động tác phải dứt khoát và nhẹ nhàng. 5. Cho bé bú đúng tư thế Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả, và có 4 tư thế đúng khi cho con bú như sau: Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ. Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh. Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé. Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ. 6. Sử dụng đường hoặc mật ong Để có thể chữa nấc cụt, mẹ có thể lấy 1 chút đường để lên lưỡi trẻ, vì vị ngọt của đường có thể đánh lừa các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt, giúp trẻ không còn nấc cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong thay vì đường. Mặc dù mật ong có thể gây kích ứng cho trẻ sơ sinh, nhưng khi trẻ bị nấc cụt, bạn có thể dùng một ít mật ong, vẫn an toàn cho trẻ. Sử dụng mật ong để chưa nấc cụt bằng cách, lấy 1 cái khăn mỏng quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của trẻ. 7. Làm cho trẻ khóc Khóc có thể làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực. Vì thế khi trẻ nấc, làm cho bé khóc ngay cũng sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc. Hoặc các mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Trên đây là 1 số mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả các mẹ có thẻ tham khảo và áp dụng khi trẻ bị nấc cụt, chúc các mẹ thành công!
Những loại đồ uống tốt cho bà bầu bạn có biết?

Những loại đồ uống tốt cho bà bầu bạn có biết?

     Ngoài nước lọc thì còn khá nhiều đồ uống khác tốt cho bà bầu giúp bổ sung vitamin, dưỡng chất cho bà bầu như là nước dừa, sinh tố, chanh tươi… giúp bà bầu có thể hạn chế được những cơn ốm nghén, buồn nôn, nôn ói hiệu quả. Cùng điểm danh những loại nước uống tốt cho bà bầu qua bài viết dưới đây nhé. 1. Nước dừa Vào những ngày hè oi ả, thì nước dừa chính là loại nước tốt nhất đối với bà bầu. Nước dừa vừa giúp giải khát lại còn giúp giảm cảm giác buồn nôn trong thời gian ốm nghén. Nhưng, mẹ bầu nên chú ý, không nên uống quá nhiều nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ, vì nước dừa có tính hàn nếu uống quá nhiều vào 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ không tốt. 2. Nước chanh tươi Nước chanh là nước uống rất phù hợp đối với các bà bầu bị ốm nghén hay có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nước chanh sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói trong thời kỳ thai nghén. Đặc biệt, nước chanh còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhờ đó các mẹ bầu có thể phòng chống được bệnh cảm cúm và những bệnh lây nhiễm khác cho thai nhi. 3. Sinh tố Khi bị ốm nghén thì việc ăn uống luôn khiến cho bà bầu có cảm giác khó chịu, chán ngán, thậm chí là sợ ăn. Vì thế, khi bị ốm nghén hãy bổ sung cho cơ thể 1 ly sinh tố mỗi ngày, sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng cho cơ thể và đồng thời giúp giải khát được cơn nóng bức trong người do thời tiết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng lý tưởng cho bà bầu chính là ly sinh tố với những loại quả yêu thích, đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, sinh tố từ chuối, bơ, dâu tây, xoài, cam,… sẽ giúp cung cấp đẩy đủ protein, chất xơ, canxi giúp bà bầu khỏe khoắn và luôn giàu năng lượng để có thể đối phó với cái nắng nóng 39- 40 độ C. Vì thế sinh tố chính là 1 trong những loại đồ uống tốt cho bà bầu. 4. Nước gừng, trà gừng Gừng được ví như là “thần dược” đối với phụ nữ có thai đặc biệt là với phụ nữ đang bị ốm nghén. Uống 1 ly trà gừng sẽ giúp bà bầu quả giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói, khó chịu rất tốt. 5. Nước ép trái cây Nếu không thích uống sinh tố thì bà bầu có thể lựa chọn uống nước ép hoa quả. Nước ép hoa quả như là nước cam, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu, nước ép chanh leo,… cũng sẽ giúp giải khát giảm bớt sự khó chịu trong người và cũng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho bà bầu rất tốt. 6. Nước ép rau củ Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, vì thế nước ép rau củ sẽ giúp bổ sung  chất xơ, vitamin và khoáng chất hiệu quả cho bà bầu, đặc biệt là những bà bầu không thích ăn rau. 7. Sữa không béo Sữa rất giàu protein, canxi không những có lợi cho sức khỏe của bà bầu mà còn tốt cho thai nhi. Vì thế sữa cũng là 1 lựa chọn thông minh dành cho mẹ bầu. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung từ 1-2 ly sữa để tăng cường canxi cho cơ thể, và nên chọn sữa ít béo để giảm thiểu tình trạng tăng cân quá mức dẫn đến rạn da trong thời kỳ mang thai. Trên đây là những loại đồ uống tốt cho bà bầu, vì sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi, hãy có những lựa chọn thông minh và hãy bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể nhé các mẹ!
Điểm mặt: Những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa

Điểm mặt: Những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa

    Khi có thai, việc ăn uống càng cần được chú trọng vì thế để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu cần biết tớ những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa ở dưới đây. Nước ép trái cây đóng chai Nếu sử dụng nước trái cây đóng chai, mẹ bầu cần chú ý kiểm tra nhãn mác để đảm bảo nước đã được tiệt trùng. Bởi nước đóng chai không được tiệt trùng sẽ không thể loại bỏ được vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tự ép nước hoa quả ở nhà để đảm bảo an toàn. Trà xanh Trà xanh có chứa hiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng rất tốt, nhưng lại không có lợi đối với phụ nữ đang có thai. Bởi khi uống trà xanh quá nhiều sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất tăng nhanh và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của bà bầu cũng như gây những biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, thai phụ tiêu thụ quá nhiều trà xanh cản trở quá trình hấp thụ axit folic trong thai kỳ, tăng nguy cơ dị tật cho bé. Đồ uống có ga Trong đồ uống có ca có chứa caffeine và quinine có thể gây sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chúng có thể khiến bà bầu mệt mỏi, táo bón, chán ăn, thậm chí mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh. Cà phê Nếu sử dụng quá nhiều cà phê khi mang thai, nhất là trong ba tháng đầu có thể gây sẩy thai, giảm cân nặng khi sinh, thai chết lưu. Vì vậy, khuyến cáo bà bầu không nên dừng uống cà phê để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Rượu Uống rượu trong thai kỳ có thể làm chậm sự tăng trưởng của bà bầu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi, gây bất thường ở mặt, chậm phát triển. Em bé sinh ra cũng gặp nhiều vấn đề trong học tập, nói chuyện, khả năng tập trung, thậm chí hiếu động thái quá. Trên đây là những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa, để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và thai nhi thì nên tránh sử dụng những loại đồ uống ở trên. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Bạn đã biết đến: Lợi ích của quả xoài với mẹ bầu chưa?

Bạn đã biết đến: Lợi ích của quả xoài với mẹ bầu chưa?

     Xoài là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam, nhiều người cho rằng khi có bầu không nên ăn xoài vì xoài có tính nóng không tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, thực tế xoài lại là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Vậy những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g xoài có chứa tới 60 Kcal calo, 0.8 g protein, 0.4 g chất béo, 21% vitamin A, 60% vitamin C, 1.6 g chất xơ, 14 g đường, 5% vitamin B6,… và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể đó là: Tăng cường hệ miễn dịch Trong xoài có tới 60% là vitamin C, sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kì. Trị ốm nghén Vitamin B6 có trong xoài xanh là thành phàn giúp làm dịu những cơn nôn nghén khó ưa, đặc biệt là vào những tháng đầu của thai kì. Hơn nữa, vị chua giòn, hơi ngọt của xoài xanh cộng thêm chút muối mằn mặn, cay cay sẽ giúp kích thích vị giác và đánh bay cảm giác “ghê cổ” mà các cơn buồn nôn gây ra. Bổ sung sắt Thời kỳ mang thai, sắt là thành phần vô cùng cần thiết với bà bầu. Vì thế khi có thai mẹ bầu thường phải uống bổ sung viên sắt trong suốt thai kì để phòng thiếu máu. Và ngoài việc uống viên uống bổ sung sắt thì mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt bằng cách tự nhiên đó là ăn xoài, trong xoài cũng có chứa 1 lượng sắt đáng kể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Ngoài ra, lượng vitamin C cũng trong xoài cũng sẽ hỗ trợ giúp cho sự hấp thụ sắt tốt hơn. Ngăn ngừa dị tật thai nhi Xoài xanh rất giàu axit folic - chính là dưỡng chất giúp bé tránh được dị tật khuyết ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh. Vì vậy 1 trong những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu đó chính là giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. Cải thiện tâm trạng mẹ bầu Khi mang thai hoocmon sẽ có sự thay đổi dễ dẫn tới việc bị stress ở bà bầu do nôn nghén, mệt mỏi gây ra. Để cải thiện tình trạng này và giúp tâm trạng mẹ bầu được tốt hơn thì cần nhờ tới sự trợ giúp của lượng vitamin B1 dồi dào có trong xoài xanh. Vitamin B1 sẽ giúp xua tan lo âu, mệt mỏi, giúp mẹ chống stress hiệu quả Ngoài giúp giải tỏa tâm trạng xoài xan còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả do trong xoài có chứa nhiều chất xơ Thêm nữa xoài cũng có chứa các enzim và kiềm giúp bẻ gãy các protein giúp quá trình tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. Cung cấp năng lượng Xoài xanh rất giàu năng lượng, vì thế nếu ăn 1 quả xoài xanh vào bữa phụ đầu giờ chiều sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, bớt buồn ngủ và khỏe mạnh. Nếu như mẹ bầu nào lo lắng về lượng đường trong xoài thì yên tâm, lượng đường trong xoài xanh ít hơn xoài chín rất nhiều, vì vậy mà xoài xanh rất phù hợp với các mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kì. Tốt cho răng miệng Phụ nữ có thai rất hay mắc bệnh răng miệng, và xoài xanh có thể coi là “cứu cánh” của bà bầu bởi nó rất tốt cho nướu răng (lợi) và ngừa sâu răng. Ăn xoài xanh cũng giúp chống chảy máu lợi và hôi miệng. Làm đẹp da Hàm lượng vitamin A có trong xoài sẽ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại. Mẹ bầu có thể sử dụng xoài chín để làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên. Trên đây là những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu, ăn xoài không có hại mà còn có lợi đối với mẹ bầu, nhưng đừng lạm dụng mà hãy bổ sung lượng vừa đủ nhé các mẹ.
Mách bạn: 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn

Mách bạn: 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn

      Khi bé được 6-7 tháng tuổi việc tập cho bé làm quen với những hương vị và thức ăn mới là điều cần làm, Tuy nhiên, các mẹ cần nhớ không phải thực phẩm nào cũng đều an toàn cho bé, có rất nhiều thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng hay gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Và nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điểm mặt 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn. 1. Lòng trắng trứng Trứng rất giàu protein, vitamin D, các vitamin và nhiều loại khoáng chất khác, tuy nhiên các mẹ nên nhớ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng vì nó có thể khiến bé bị dị ứng. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì thời điểm ăn trứng tốt nhất là từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 10 trở đi, và chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Khi tới 5 tuổi trẻ mới có thể ăn lòng trắng trứng được vì thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển và có thể chống lại nguy cơ bị dị ứng lòng trắng trứng. 2. Sữa bò Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột công thức và không nên uống sữa bò. Bởi, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn thiện, vì thế nên chưa thể thể tiêu tiêu hóa các enzim và protein trong sữa bò. Thêm nữa, theo nghiên cứu thì 1 số khoáng chất trong sữa tươi là tác nhân có thể gây hại cho thận hoặc kích ứng dạ dày và ruột của bé; đặc biệt sữa bò cũng không thể cung cấp đủ cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. 3. Mật ong Mật ong dù là nguyên chất hay được chế biến cùng với các thực phẩm khác đều không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn. Trong mật ong có hàm lượng đường cao và có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum không tốt cho trẻ. Vi khuẩn Clostridium botulinum vô hại đối với người lớn, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì Clostridium botulinum lại tiết ra độc tố có thể khiến trẻ bị teo cơ bắp, kém ăn,… và thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt ở trẻ nhỏ. Như bạn đã biết hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn thiện vì thế mà chúng chưa đủ khỏe để chống lại các vi khuẩn và độc tố này. Vì thế mật ong chính là 1 trong 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn. 4. Hoa quả, nước trái cây chứa nhiều vitamin C và axit Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn và uống các loại trái cây hay nước trái cây và nước trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh. Bởi, trong cam, quýt, bưởi, chanh,… có chứa rấy nhiều vitamin C và axit có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Nếu mẹ muốn cho trẻ uống nước trái cây (sau khi có sự đồng ý của bác sĩ) thì nên cho trẻ uống những loại nước trái cây như là nước ép táo, lê, nho trắng và khi cho bé uống nên pha loãng với nước. 5. Cá có hàm lượng thủy ngân cao Các loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình,… có chứa hàm lương thủy ngân rất cao (là các kim loại nặng gây hại như sắt, kẽm đồng, chì, cadmium, arsenic,…). Những thành phần thủy ngân này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh và khả năng tăng trưởng của bé sau này. Trên đây là 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn mà các mẹ cần biết tới. Để con có thể phát triển tốt và hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh thì các mẹ đừng nên cho con ăn 5 thực phẩm này.
Mách mẹ: Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Mách mẹ: Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm bổ dưỡng

       Khoai lang là loại củ có vị bùi bùi, ngọt ngọt, dễ ăn và đặc biệt rất giàu dinh dưỡng rất phù hợp sử dụng làm món ăn dặm cho trẻ. Khi kết hợp khoai lang với thịt bò sẽ tạo thành 1 món ăn dặm vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp bổ sung các vitamin (A,E), sắt, beta carotene,… giúp bổ máu, hỗ trợ phát triển cân nặng, hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ. Đặc biệt, khi khoai lang và thịt bò được kết hợp để nấu cháo thì còn giúp tạo màu sắc dễ thương cho món ăn, sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Vậy cách nấu cháo thịt bò khoai lang như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách nấu món cháo ăn dặm này. Trước khi tới với cách nấu cháo khoai lang thịt bò thì Trường Anh sẽ mách nhỏ các mẹ: Cách chọn khoai lang sao cho ngon. Lưu ý khi chọn khoai lang để nấu cháo cho bé ăn dặm mẹ nên biết Để biết được 1 củ khoai lang có ngon hay không bạn cầm nắm và quan sát kỹ. Khoai lang ngon sẽ có màu sắc tươi ngon, không bị sút, không bị hà, khi cầm trên tay sẽ cảm thấy còn cứng, không bị mềm, bầm dập hay bị héo. Đặc biệt, không chần chọn những củ khoai quá to, khoai lang có kích thước vừa phải sẽ ít bị sơ hơn. Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm Nguyên liệu: 50g gạo tẻ. 100g khoai lang tím hoặc khoai lang vàng tùy ý 100g thịt bò thăn, không có gân Hạt nêm (nên sử dụng hạt nêm và hạn chế cho muối vào đồ ăn của bé). Cách nấu: Đầu tiên khoai lang bạn đem đi gọt vỏ, cắt khúc và rửa sạch cho hết  nhựa. Tiếp đến bạn vo gạo và cho gạo vào nồi cùng với 500ml nước và phần khoai lang đã sơ chế vào rồi đem đi ninh cho nhừ. Sau khi bắc nồi ninh cháo xong bạn chuyển sang sơ chế thịt bò. Bạn rửa sạch phần thăn bò với nước muối loãng sau đó thái mỏng và đem đi xay hoặc bằm thật nhỏ. Thịt bò sau đi xay xong, bạn cho ra bát và ướp với hạt nêm cho vừa ăn, ướp khoảng 20 phút. Khi cháo khoai lang đã chín nhừ, bạn bò phần thịt bò vào và ninh cùng, nhớ khuấy đều để thịt không bị vón cục nhé. Bạn ninh cho tới khi thịt bò mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong. Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản là mẹ đã có ngay 1 nồi cháo thịt bò khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt cho bé yêu của mình rồi. Trên đây là cách nấu cháo thịt bò khoai lang bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm, các mẹ hãy lưu lại để có thể làm cho con những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng nha.
Mách mẹ: 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm giúp bé ăn ngon

Mách mẹ: 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm giúp bé ăn ngon

      Cháo cá thu là một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ không biết cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm sao cho ngon và bổ. Vậy thì bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cách nấu cháo cá thu sao cho ngon mà vẫn bổ dưỡng. Trước khi tới với cách nấu cháo cá thu thì hãy cùng Trường Anh điểm sơ qua 1 vài tác dụng của cá thu đối với trẻ nhé: Cá thu là loại cá thuộc họ cá Scombridae, được tìm thấy tại khu vực biển ôn đới và nhiệt đới, cá thu rất giàu omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não, thị giác và hệ thần kinh của trẻ, giúp hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cá thu có thể cung cấp một lượng rất lớn những khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, phospho, kẽm, canxi... Vì thế, khi được ăn cá thu sớm từ những năm đầu đời, còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh dị ứng ở trẻ như hen suyễn, chàm. Mạch mẹ: 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với rau củ Cháo cá thu rau muống Cách nấu Cháo cá thu rau muống như sau: Nguyên liệu: 30g cá thu, 30g rau muống, 1 nắm gạo nếp hoặc gạo tẻ nấu cháo, hành khô, dầu ăn, gia vị, nước mắm. Cách làm: Trước tiên bạn vo gạo sạch rồi bắc nồi ninh cho cháo thật nhừ. Tiếp đó bạn đem cá thu đi rửa sạch, lọc lấy phần thịt bằm nhuyễn và ướp với chút hạt nêm, gia vị cho thấm. Bạn bắc 1 cái chảo lên bếp và cho dầu ăn đun cho nóng thì cho hành băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt cá đã ướp vào xào cho thịt cá săn lại là được. Rau muống bạn nhặt sạch và đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước cho sạch, đem đi say nhuyễn. Khi cháo đã chín nhừ bạn cho tiếp cá thu và rau muống vào nấu cùng cho tới khi các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp. Cháo cá thu bí đỏ Cách nấu cháo cá thu và bí đỏ như sau: Nguyên liệu: 30-50g cá thu, 50g bí đỏ, 1 nắm gạo nếp hoặc gạo tẻ nấu cháo, 1 củ gừng, 2 nhánh rau mùi, hành lá, dầu ăn, gia vị, nước mắm. Cách làm: Trước tiên bạn vo gạo sạch rồi bắc nồi ninh cho cháo thật nhừ. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái lát, cắt miếng nhỏ. Gừng gọt vỏ cũng thái lát nhỏ. Tiếp đó bạn đem cá thu đi rửa sạch, lọc lấy phần thịt và thái lát mỏng, có thể ướp với chút hạt nêm, gia vị cho thấm. Khi thấy cháo sôi bạn tiếp tục bỏ thêm bí đỏ, gừng vào ninh cùng cho nhừ. Khi cháo đã nhừ bạn bỏ phần cá thu vào và ninh thêm khoảng 15-20 phút nữa cho tới khi tất cả các nguyên liệu đã chín nhừ thì nêm nếm lại cho vừa ăn và bỏ thêm rau mùi, hành lá đã thái nhỏ là xong. Cháo cá thu khoai lang Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với khoai lang như sau: Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 củ khoai lang, gia vị, dầu ăn. Cách làm: Cá thu bạn rửa sạch và lọc thịt sau đó bằm nhuyễn cùng với 1 chút nước. Khoai lang thì bạn sửa sạch và gọt vỏ, đem đi hấp chín sau đó tán cho khoai nhuyễn mịn. Bạn lấy chảo bắc lên bếp và cho thêm chút dầu ăn, đun cho nóng thì bỏ cá vào xào cho cá săn lại thì cho nước đun sôi và khoai lang đã nghiền nhuyễn vào đun cùng, đun cho tới khi các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong. Cháo cá thu đậu xanh ​ Cách nấu cháo cá thu đậu xanh như sau: Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 nắm gạo nấu cháo, 15g đậu xanh, hành tím, dầu ăn, gia vị. Cách làm: Đậu xanh đem đi ngâm với nước khoảng 30 phút. Gạo vo sạch và đem đi ninh cho chín nhừ. Cá thu khi mua về đem đi khử tanh và rửa sạch, sau đó lọc lấy thịt và thái miếng sau đó ướp với gia vị và hành tím đã băm nhỏ. Khi cá đã ngấm gia vị bạn đem đi xào xơ cho chín với chút dầu ăn và hành khô. Sau khi cá chín bạn tán hoặc xay nhuyễn. Đậu xanh sau khi ngâm bạn rửa sạch và cho vào nồi cháo ninh cùng cho tới khi đậu và cháo chín nhừ. Sau khi cháo và đậu xanh đã chín nhừ bạn bỏ cá thu vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đun thêm vài phút là xong. Cháo cá thu súp lơ Cách nấu cháo cá thu súp lơ như sau: Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 bông súp lơ, 1 nắm gạo để nấu cháo, hành củ, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá khi mua về bạn đem đi rửa và làm sạch, khử mùi tanh, sau đó để cho ráo nước thì lọc thịt và thái lát mỏng. Tiếp đến, bạn cho chút dầu ăn vào chào, chờ cho tới khi dầu nóng lên thì bỏ hành vào phi thơm, tiếp tục cho cá vào xào cho tới khi cá chín và săn lại thì tán nhuyễn. Gạo bạn vo sạch đem đi ninh với nước cho nhừ, súp lơ rửa sạch hấp chín và xay nhuyễn. Khi cháo chín nhừ bạn cho cá thu và súp lơ vào đun thêm vài phút cho các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong. Trên đây là 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm giúp bé ăn ngon, và giúp mẹ xua tan lỗi lo con lười ăn. Hy vọng với những cách nấu cháo cá thu cho bé này, mẹ sẽ có được những món ăn dặm thật ngon, giàu dinh dưỡng để bé phát triển tốt nhất.
4 thời điểm đẹp nhất để sinh con mẹ có biết?

4 thời điểm đẹp nhất để sinh con mẹ có biết?

     Con sinh ra khỏe mạnh, thông minh, gặp nhiều may mắn và có cuộc sống tốt đẹp là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều người cho rằng con sinh ra vào ngày đẹp, giờ đẹp thì tương lai của con sẽ tươi sáng hơn. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện về cả  trí tuệ lẫn tinh thần đó là các yếu tố ngoại cảnh, hay thời điểm sinh con phù hợp. Vậy để con phát triển toàn diện thì mẹ bầu nên sinh con vào 4 thời điểm dưới đây. 1. Thời điểm khi khí hậu mát mẻ, nhiệt độ vừa phải Tháng 3 và 4 là thời điểm khí hậu rất mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh sẽ khiến cho cả mẹ và bé cảm cảm thấy thoái mái, và giúp bé phát triển tốt nhất, vì thế đây chính là thời điểm tốt nhất trong năm để sinh con. Khi sinh con vào thời điểm trời quá nắng nóng vừa khiến việc ở cữ của mẹ sau sinh trở nên vất vả hơn mà còn vừa gây khó khăn cho cha mẹ trong việc điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ. Thêm nữa, ánh nắng gay gắt vào mùa hè có thể là tác nhân kích thích đôi mắt của mẹ và con. 2. Khi mối quan hệ vợ chồng tốt Khi cả 2 vợ chồng đều đang mong ngóng có con, và tình cảm của 2 vợ chồng vẫn đang tốt đẹp thì khi trẻ sinh ra sẽ nhận được đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, sẽ khiến trẻ vô cùng hạnh phúc. Hơn nữa khi gia đình ấm áp, đầy đủ yêu thương cũng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển về tinh thần và cảm xúc của trẻ sau này. Vì thế sinh con khi mối quan hệ của 2 vợ chồng vẫn tốt đẹp chính là 1 trong thời điểm đẹp nhất để sinh con. 3. Khi bố mẹ còn trẻ, đủ năng lượng và khỏe mạnh Theo thống kê, hiện nay tình trạng kết hôn muộn, sinh con muộn đang gia tăng. Nhưng, khi phụ nữ sinh con muộn có thể kéo theo nhiều hệ lụy như là dễ mắc phải các bệnh lý như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,..., hoặc có thể khiến trẻ sinh non, thai chết lưu,... Vì vậy, theo các chuyên gia trong ngành thì, độ tuổi và thời điểm sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25-30 tuổi, của nam giới là từ 30-35 tuổi và khi cả hai đều khỏe mạnh. Thời điểm này là thời điểm dễ thụ thai nhất, chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất, vì thế mà con sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn. 4. Khi gia đình có đủ điều kiện Ông bà ta có câu “trời sinh voi sinh cỏ”, tức là cha mẹ chỉ cần sinh con, còn lại con sẽ tự lớn, tự phát triển, trưởng thành theo tự nhiên mà chẳng cần phải nuôi dạy tốn kém. Vì thế nên sinh con chẳng cần quan tâm tới việc gia đình có điều kiện hay không. Nhưng quan niệm này đã cũ và không hề phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay. Bởi vì sao? Là bởi vì hiện nay để chăm sóc 1 đứa trẻ tốn rất nhiều chi phí từ việc mua sữa bột, tã, đồ chơi, đồ dùng học tập,… Vì thế, khi trẻ được sinh ra trong 1 gia đình có nền kinh tế vững chắc thì trẻ có thể có một cuộc sống tương đối thoải mái, và cha mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc con hơn. Trên đây là 4 thời điểm đẹp nhất để sinh con mà cha mẹ nên biết. Con không thể sinh ra lần 2 vì thế cha mẹ hãy chuẩn bị cho con 1 môi trường sống tốt nhất giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ