Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Đào là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của mọi người, giúp mẹ bổ sung các vitamin và chất xơ , làm đẹp và đặc biệt hơn là nó còn giúp ngăn ngừa chứng chuột rút khi mang thai.Trong đào có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên nhiều mẹ lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn đào không?" và để giải đáp thắc mắc đó thì mời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Trước khi tìm hiểu bà bầu nên ăn đào? Thì hãy cùng quaythuoctruonganh.org khám phá qua thành phần dinh dưỡng có trong quả đào nhé! Khám phá thành phần dinh dưỡng của quả đào Thực tế thì, trong quả đào có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. 1. Giàu vitamin C Vitamin C có một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.Ngoài ra, nó còn làm tăng sức đề cao cho các mẹ, giúp cơ, xương, răng, da  và các  mạch máu của bé có thể phát triển một cách tốt nhất. 2. Dồi dào folate Trong đào có chứa một lượng folate dồi dào có thể giúp ngăn chặn một số dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Folate là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu tiên. 3. Nhiều kali Hàm lượng kali trong đào rất cao giúp các mẹ giảm các tình trạng co thắt cơ và hỗ trợ các mẹ chống lại các về đề thường gặp khi mang như mệt mỏi, chuột rút và phù. 4. Chất xơ Trong đào có hàm lượng chất xơ cao sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể phòng viêm hay loét dạ dày hiệu quả. Bà bầu có nên ăn đào không? Với những thông tin có bên trên, bạn có thể khẳng định rằng bà bầu có nên ăn đào hay không. Rõ ràng có thể nói ăn quả đào không dễ gây sảy thai theo như quan niệm dân gian. Bởi vậy không thể bỏ qua một loạt trái cây tuyệt vời này khi bạn đang mang thai được.   Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc rằng bà bầu ăn đào có béo không? Việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều, không kiểm soát được sẽ  dẫn đến các biến chứng của thai kỳ. May mắn thay, trong đào có chứa rất ít calo nên nó thích hợp với các mẹ dùng mà không sợ lên cân. Lưu ý khi ăn đào sao cho không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ: Đối với câu hỏi bà bầu có nên ăn đào không, thì câu trả lời là nên ăn nhưng chỉ ăn 2-3 quả trên 1 tuần nếu ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ăn đào như thế nào rất quan trọng nhưng làm thế nào để chọn được một quả đào ngon cũng không kém phần quan trọng. Các mẹ nên chọn những quả có màu đỏ hồng, vừa chín tới, sau đó mang đi rửa sạch và nên lau sạch những sợi lông  đào rồi hãy thưởng thức. Những sợi lông trên vỏ quả đào gây kích ứng khó chịu với người dùng, và có thể gây rát ngứa cổ họng. Cho nên các mẹ hãy cẩn thận nhé! Qua nội dung của bài viết trên thì các bạn đã có thể biết bà bầu có nên ăn đào hay không rồi nhỉ? Hy vọng các mẹ hãy sử dụng nó một cách hợp không nên lạm dụng quá để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Allvitamine Nic Pharma Fe-folic Extra Nic Pharma Calci-D Usa-Nic Pharma Kinax Slimma care Powvita     
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

  Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường gặp phải vấn đề về thực phẩm nên ăn và không nên ăn gì để đảm bảo một sức khỏe an toàn cho mẹ và bé. Dứa được biết tới là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, theo như quan niệm dân gian mà các mẹ truyền tai nhau thì bà bầu không nên ăn dứa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy liệu dứa có thật sự ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không? Hãy cùng quaythuoctruonganh.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn dứa hay không?" qua bài viết dưới đây. Trước khi tìm hiểu bà bầu có nên ăn dứa hay không?  ta hãy tìm hiểu về những lời đồn bà bầu không nên ăn dứa: :   Lời đồn "bà bầu không nên ăn dứa" đến từ đâu? Theo nghiên cứu trong dứa có enzyme bromelain, enzyme này có thể phá vỡ các protein trong cơ thể. Vì vậy, nên ăn dứa một cách phù hợp không nên ăn quá nhiều, nếu ăn nhiều quá sẽ gây ra đau rát miệng. Vậy thì nó có liên quan gì đến câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa? Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra bromelain gây co thắt tử cung ở động vật khi bôi trực tiếp vào tử cung. Ngay cả trong các nghiên cứu trên động vật, bromelain chỉ gây các cơn co thắt, nhưng không gây chuyển dạ. Sử dụng bromelain không cho thấy dấu hiệu nào đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bromelain thường được tìm nhiều ở trong phần lõi và ít có trong phần thịt của dứa. Và trên thực tế, chưa thấy trường hợp nào cho thấy ăn dứa mà bị chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.  Vậy đến đây, bạn đã có giải đáp ban đầu cho câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa !. Bà bầu có nên ăn dứa? Trong dứa có chứa bromelain và không gây hại cho các mẹ bầu , nếu ăn dứa phù hợp thậm chí còn giúp sức khỏe của các mẹ tốt lên. Trong dứa có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại sự suy giảm của cơ thể, và đặc biệt là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Theo nghiên cứu, trong dứa có rất nhiều bromelain giúp hệ đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn. Ngoài ra dứa là loại quả chứa nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Tất cả đều có lợi cho phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như: Vitamin B1 và ​​B6: Vitamin B1 và Vitamin B6 có tác dụng xây dựng hệ thần kinh và duy trì lưu lượng máu trong cơ thể, giúp cơ thể có một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều vitamin C: Vitamin C trong dứa giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh và trong dứa còn có chất bromelain có tác dụng chống lại những triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm. Mangan: Dứa chứa nhiều mangan cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển xương và các mô liên kết. Sắt và axit folic: cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu và axit folic, và ngăn ngừa một số bệnh di tật bẩm sinh cho thai nhi. Acid folic: tham gia vào quá trình tạo máu và ống thần kinh của trẻ. Phụ nữ có thai nếu thiếu acid folic sẽ bị khuyết tật ống thần kinh, vì vậy hãy cung cấp đủ dứa. Đồng: Trong dứa có một lượng đồng và khoáng chất, giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Magie: Trong dứa có chứa magie, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và não bộ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu các mẹ  bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thời kỳ mang thai. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: CalSource Tribcomplex Hadiphar Vitamin 3B (B1+B6+B12) Nic Pharma Calcitra TV.Pharm Calcium-NIC plus Calcium Geral (ống 10ml) Nic Pharma       
Chuyện về những cô bé, cậu bé ở trong khu điều trị cách ly COVID-19

Chuyện về những cô bé, cậu bé ở trong khu điều trị cách ly COVID-19

    Mắc COVID-19, những đứa trẻ lớp 4 phải vào khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, dù có hay không người thân đi cùng, đối với các em đây là những ngày không thể nào quên. Duy A., Song A. học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lai Cách, Cẩm Giàng (Hải Dương) vào khu điều trị COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 2 nhưng không có người thân đi cùng. Chính vì vậy, trong thời gian cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2, hai "chàng trai" đã phải rèn cho mình một cuộc sống tự lập từ việc giặt quần áo, ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân… Mới đây, bố mẹ 2 em đã gửi điện thoại vào cho các con. Nhờ đó, 2 bé được bố mẹ thường xuyên gọi điện động viên, trò chuyện nên em cũng cảm thấy đỡ buồn hơn, cô bác của em cũng thường xuyên mang thức ăn, quần áo đến tiếp tế. Hơn nữa còn có Song A. bầu bạn, cuộc sống trong khu điều trị cũng bớt "đáng sợ" hơn. Cùng lớp Duy A., Song A. còn có Gia B. và Khả Đ., hiện cũng đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2. Bé Gia B. may mắn hơn khi có mẹ đồng hành trong chuyến đi đặc biệt này. Mẹ Gia B. cho biết: Ngoài chăm sóc cho con trai thì cũng đảm nhận thêm vai trò "bảo mẫu" cho Khả Đ., do bố mẹ em hiện đang cách ly tại một khu khác. Khả Đ hào hứng kể lại: "Có bác ở Bộ Y tế vào thăm chúng con và tặng truyện Doremon nữa vui lắm ạ. Bác dặn: Không có gì phải sợ. Nghe lời các cô bác sĩ. Giữ gìn sức khỏe." Điều dưỡng Quyến làm việc tại khu điều trị chia sẻ thêm về những công dân đặc biệt này: "Đây là những trường hợp cần để tâm hơn vì các cháu đa phần còn nhỏ, lại không có bố mẹ bên cạnh. Nhân viên y tế luôn theo sát và sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào bệnh nhân cần, không để cho bệnh nhân thiếu thốn gì". Những bệnh nhân nhí trong khu điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 2, mỗi người một hoàn cảnh, độ tuổi, không ai giống ai. Nhưng với sự quan tâm, chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ, tất cả họ luôn ấp ủ một niềm tin sẽ sớm chiến thắng đại dịch và cả gia đình sớm đoàn tụ
WHO tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19 trong hang dơi tại Trung Quốc

WHO tiến hành điều tra nguồn gốc COVID-19 trong hang dơi tại Trung Quốc

    Nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tìm kiếm manh mối về nguồn gốc của COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Một thành viên của nhóm công tác cho biết, nhóm cần phải vào trong hang dơi để truy tìm các yếu tố gene di truyền của virus SARS-CoV-2. Cụ thể, ông Peter Daszak, một nhà động vật học và chuyên gia về bệnh động vật, cho biết, nhóm nghiên cứu ở Vũ Hán đã nhận được thông tin mới về cách loại virus này, được xác định xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019, đã gây ra đại dịch COVID-19. Ông Peter Daszak không đưa ra thông tin chi tiết nhưng cho biết, chưa tìm thấy bằng chứng chắc chắn nào cho thấy, virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đã bị chính trị hóa cao độ sau những cáo buộc, đặc biệt là của Mỹ, rằng Trung Quốc đã không minh bạch trong việc xử lý sớm ổ dịch. Trong khi đó, Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên và cho rằng, virus có nguồn gốc khác. Ông Daszak đã tham gia vào nhóm nghiên cứu về nguồn gốc của Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) vào năm 2002 - 2003 nhằm truy tìm nguồn gốc của hội chứng này từ những con dơi sống trong một hang động ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Theo ông Daszak: "Nghiên cứu tương tự cần được thực hiện nếu chúng ta muốn tìm ra nguồn gốc động vật hoang dã thực sự của COVID-19. Việc tìm ra nguồn lây tiềm tàng từ dơi là rất quan trọng vì nếu có thể tìm thấy nguồn gốc của những loại virus gây chết người này, chúng ta có thể hạn chế sự tiếp xúc với loài vật truyền bệnh đó". Hiện nhóm chuyên gia chưa cung cấp thông tin về số lượng hang dơi và địa điểm họ dự định sẽ tới điều tra, nhưng những loại virus tương tự như SARS-CoV-2 trước đây đã được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam. Một kịch bản đang được nhóm nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng hơn là khả năng loại virus này có thể đã lưu hành từ lâu trước khi được xác định lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán. Ông Daszak nói: “Đó là điều mà nhóm nghiên cứu đang xem xét rất kỹ lưỡng để xác định, liệu việc lây truyền virus trong cộng đồng có thể xảy ra sớm hơn hay không". Ông Daszak cho biết, chính quyền Trung Quốc đã tạo điều kiện tối đa, đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của nhóm nghiên cứu về việc thăm các địa điểm như bệnh viện, cơ sở nghiên cứu và chợ thủy sản, nơi ổ dịch đầu tiên được xác định, hoặc gặp gỡ những người có liên quan.
Chưa thấy dấu hiệu rủi ro trên 10.000 phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine COVID-19

Chưa thấy dấu hiệu rủi ro trên 10.000 phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine COVID-19

     Chưa thấy dấu hiệu rủi ro kể từ khi được cấp quyền sử dụng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech trên hơn 10.000 phụ nữ mang thai. Mặc dù Mỹ đã loại bỏ phụ nữ đang mang thai và trẻ em khỏi những buổi thử nghiệm lâm sàng ban đầu về các loại vaccine song điều này khiến mọi người không ngừng dấy lên những nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của vaccine trên 2 nhóm người này. Tuy nhiên, ông Anthony Fauci - Cố vấn y tế hàng đầu Hoa Kỳ - cho biết, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chưa thấy lý do thoả đáng để đặt nghi vấn về những mũi tiêm này. Mới đây, tuyên bố của ông trở nên đáng tin cậy hơn khi Mỹ chính thức ghi nhận hơn 10.000 phụ nữ mang thai được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đều ở trạng thái bình thường. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí của Hiệp hội Hoa Kỳ, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, đối với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thông thường, sau khi được phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp, sự thận trọng là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vaccine trên các nhóm người được ưu tiên cho thấy tín hiệu lạc quan về tính khả dụng của nó ở mọi đối tượng. Những lo ngại khi sử dụng vaccine của những bà bầu Kể từ khi được cấp quyền sử dụng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech vào tháng 12, hơn 10.000 phụ nữ mang thai, đặc biệt là các nữ nhân viên y tế đang mang thai, đã được tiêm chủng. Có nhiều bằng chứng cho rằng, virus SARS-CoV-2 có thể gây ra nhiều hậu quả không đáng có, đặc biệt với những bà bầu. Đó là lý do nhiều nhân viên y tế đang mang thai quyết định tiêm vaccine phòng ngừa. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến khích những phụ nữ đang mang thai thường xuyên kiểm tra và tư vấn sức khoẻ dù chưa tiêm ngừa vaccine phòng chống virus. Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, những phụ nữ mang thai chỉ nên tiêm phòng virus khi có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Các nghiên cứu mới với loại vaccine phù hợp cho trẻ em trong tương lai Bên cạnh đó, đối với nhóm người nhỏ tuổi tại Mỹ, FDA chỉ cấp phép tiêm phòng cho nhóm người trên 16 tuổi đối với vaccine Pfizer và 18 tuổi đối với vaccine Pfizer. Vaccine phòng ngừa COVID-19 với nhóm tuổi nhỏ hơn đang được nghiên cứu. Tính an toàn và hiệu quả được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu, các kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong vài tháng tới.
Tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên

Tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên

Với việc phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, Điện Biên là địa phương thứ 11 của nước ta có ca mắc COVID-19. Sáng 5/2, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương có dịch COVID-19. Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Điện Biên là địa phương thứ 11 của cả nước ghi nhận ca mắc COVID-19 trong vòng 9 ngày qua.  Liên quan các ca mắc COVID-19 mới, đại diện tỉnh Điện Biên cho biết: Tối 4/2 tỉnh này phát hiện 2 ca mắc COVID-19 đầu tiên. Đến 6h30 sáng 5/2, phát hiện thêm 4 ca nghi mắc, đang đợi xét nghiệm lần 2. Hiện, 2 ca dương tính đầu tiên đang điều trị tại cơ sở y tế trong tình trạng sức khỏe ổn định. Đại diện Sở Y tế Điện Biên cho biết thêm: Các trường hợp mắc mới này xuất phát từ Cẩm Giàng, Hải Dương đi lên Điện Biên vào rạng sáng 3/2. Đến nay, tỉnh đã truy vết được hơn 400 trường hợp F1 liên quan và đang tiếp tục truy vết. Thông tin thêm tại cuộc họp, đại diện tỉnh Hải Dương thông báo có thêm 6 ca mắc mới COVID-19 tại ổ dịch Cẩm Giàng, Chí Linh và Kinh Môn. Quảng Ninh cũng báo cáo có thêm 2 ca dương tính. Hà Nội cũng thông báo phát hiện thêm 1 ca dương tính, là vợ BN1866.
Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

    Dừa không phải là loại quả xa lạ đối với chúng ta. Theo các chuyên gia, nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó phải kể đến natri, kali, sắt, canxi, vitamin C… Nhiều hàm lượng dinh dưỡng là vậy, nhưng mẹ vẫn đắn đo khi trẻ bị sốt uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng chỉ với một lượng vừa phải. Khi bị sốt, đồng nghĩa với việc nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ dễ bị mất nước. Trong khi đó, thành phần nước dừa chứa nhiều kali và khoáng chất thiết yếu có khả năng bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Lưu ý khi cho trẻ uống nước dừa Nên cho trẻ uống nước dừa tươi, không uống nước dừa lạnh để tránh bị mất các dưỡng chất quan trọng. Cho con uống từ từ từng ngụm một, có thể bắt đầu bằng 1-2 thìa nhỏ, sau đó tăng dần. Cái gì lạm dụng quá cũng không tốt, vì vậy mẹ chỉ nên cho con uống nước dừa ở mức vừa phải. Bởi uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải. Không cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu… Nếu con đang bị cảm lạnh, trong thực đơn ăn uống của con mẹ cũng nên nói “không” với nước dừa. Một số ít bé có thể bị dị ứng nên lúc đầu, mẹ hãy cho bé uống thử một ít trước. Hoặc nếu không, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu cơ địa bé dễ bị dị ứng thực phẩm. Lợi ích tuyệt vời của nước dừa 1. Tốt cho hệ tiêu hóa Thành phần axit lauric có trong nước dừa, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Đây là hợp chất có tác dụng chống virus, kháng khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn. Đây còn là một loại nước có vị ngọt, thơm ngon tự nhiên, thích hợp giải khát cho trẻ nhỏ và người lớn trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh nước cam thì nước dừa cũng là loại nước uống lý tưởng để chữa trị sốt, cúm. Đặc biệt, nước dừa còn ngăn ngừa nôn mửa, khó tiêu và tiêu chảy, chữa táo bón, đầy hơi và loét dạ dày. Đồng thời, loại nước này còn cung cấp chất điện giải và chất xơ cho cơ thể. 2. Tốt cho hệ tim mạch ​ Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric khá cao nên có khả năng điều hòa huyết áp và là “liều thuốc” tự nhiên giúp bảo vệ tim mạch. Đặc biệt hơn khi bạn uống nước dừa đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh vặt thông thường. Qua bài viết trên đây bạn cũng đã biết trẻ bị sốt uống nước dừa có được không rồi nhỉ? Nước dừa nếu như uống vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà mình đó ạ!
Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

    Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì? Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé! Cần bù nước cho trẻ bị sốt Khi cơ thể bị mất nước, các virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé. Các loại nước, sinh tố trái cây Với các mẹ mới sinh con lần đầu thường thắc mắc không biết: Trẻ bị sốt uống nước cam được không? Trẻ bị sốt uống nước dừa có sao không? Mẹ chỉ cần lưu ý chọn các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn. Đặc biệt, một loại nước hoa quả không thể thiếu đó là nước cam. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi- rút. Cháo, súp hay thức ăn loãng Đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé. Đặc biệt, món cháo hoặc súp được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà. Sữa chua Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi trẻ bị sốt hoặc ốm, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục. Để tăng phần hấp dẫn kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ, mẹ có thể chọn tất cả các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: Chuối, cam, xoài, dâu tây… say nhuyễn kèm sữa chua để được 1 ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy là tiện cả đôi đường mẹ nhé! Các loại rau xanh tốt cho bé Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kỳ cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trẻ bị sốt và bỏ ăn rau xanh thì mẹ có thể nấu rau xanh lẫn vào súp cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ khi bé bị ốm. Cho trẻ ăn yến mạch vào bữa phụ Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất, vì thế mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức. Uống nước gừng hạ sốt Gừng là loại gia vị có thể giúp “tống đẩy” lượng nhiệt của cơn sốt ra khỏi cơ thể. Với công dụng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, gừng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động miễn dịch trong việc “chiến đấu” với các bệnh viêm nhiễm. Nếu thuyết phục được bé uống được loại nước này thì sẽ rất hiệu quả trong việc giảm sốt, giúp bé tỉnh táo hơn. Mẹ làm nước gừng cho bé uống bằng cách cho 1/2 thìa cà phê gừng tươi băm nhuyễn (tương đương 2,5g) vào 200ml nước sôi, ngâm vài phút rồi cho thêm một ít mật ong hoăch và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Trên đây là 1 số loại nước và đồ ăn tốt cho trẻ khi trẻ đang bị sốt và cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì?” của rất nhiều bậc phụ huynh. Khi bé bị sốt hãy chủ động cho bé ăn và uống những thực phẩm ở trên để giúp bé khỏe hơn và mau chóng hồi phục nhé!
Mách bạn: Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Mách bạn: Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

     Bé nhà bạn 3 tuổi và đang bị nôn nhiều, bạn đã biết cách khắc phục hay chưa? Nếu chưa thì một số cách dưới đây bạn có thể tham khảo và có thể áp dụng để khắc phục tình trạng nôn nhiều ở trẻ 3 tuổi nhà mình nhé! Cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều 1.  Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ Để dạ dày của con hoạt động hiệu quả, mẹ không nên ép bé ăn một lượng lớn thức ăn mà cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Tốt nhất, nên cho con ăn ngày 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ. Việc làm này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sau khi mới ăn xong, nên cho nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc chạy nhảy. 2. Cho trẻ uống nhiều nước Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, uống nước có thể giúp bé làm dịu cơn nôn. Hơn nữa nếu trẻ nôn kèm tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng, lúc này, cần cho bé uống nhiều nước. Nếu con không thể uống một lượng lớn, hãy chia nhỏ lượng nước và cho bé uống trong nhiều lần (nhấp thành ngụm nhỏ). Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc bổ sung thêm oresol bù nước theo đúng liều lượng quy định. 3. Thay đổi thực đơn Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con. Hạn chế thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nhiều đường hoặc đồ cay nóng. Khuyến khích con ăn thực phẩm như chuối, cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc… Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng, mẹ cần cho trẻ ăn và quan sát xem bé có bị dị ứng hay không. Bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào không phù hợp với cơ địa con, mẹ loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ. 4. Tạo khu vực vui chơi an toàn cho trẻ Để tránh con có thể bị ngã, bị chấn thương khi nô đùa, chạy nhảy; cha mẹ cần tạo một môi trường vui chơi an toàn cho trẻ. Khu vực ấy cần loại bỏ những vật nguy hiểm cho bé như bàn ghế có cạnh sắc nhọn, những vật dụng bằng kim loại… Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, khi nào cần đi gặp bác sĩ? Khi chăm sóc trẻ, nếu con có hiện tượng nôn kèm các triệu chứng sau thì người lớn cần đưa bé tới gặp bác sĩ: Trong chất dịch nôn có màu xanh hoặc lẫn máu Nôn ói kéo dài trong vòng 24 giờ Nôn kèm đau bụng dữ dội và có thể có sốt cao (trên 38,5ºC) Đi tiểu ra máu Có dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, không chảy nước mắt khi khóc, không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ… Quấy khóc bất thường hoặc người lờ đờ, ngủ li bì Trên đây là những thông tin hữu ích sẽ giúp bố mẹ cần biết cách khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Nếu bạn bé lên 3 nhà mình có tình trạng này, bố mẹ nhớ không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để con luôn được khỏe mạnh nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

     Bé lên 3 nhà bạn đã bao giờ bị nôn nhiều và liên tục hay chưa? Nếu có, bạn có biết nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều là do đâu hay không? Trẻ nhỏ thường hay bị nôn, trẻ 3 tuổi nôn nhiều cũng là một hiện tượng phổ biến. Mỗi khi con bị như vậy, bố mẹ thường lo lắng và thắc mắc nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng khám phá câu trả lời ở bài viết này của quaythuoctruonganh.org nhé. Trẻ có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân là hiện tượng bình thường, nhưng một số mẹ cần phải lo lắng. Bởi có lúc, trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều có thể là dấu hiệu bệnh lý của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Lúc này, bố mẹ cần phải lo lắng và có biện pháp khắc phục kịp thời. 1. Trẻ ăn nhiều Một trong những lý do khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều là do trẻ ăn uống quá nhiều. Lúc này, lượng thức ăn con nạp vào người đã vượt ngưỡng cho phép, bụng không thể chứa được nên phản ứng bình thường của cơ thể là phải nôn ra. Hiện tượng trẻ nôn ói do ăn nhiều không xảy ra thường xuyên và cũng không đáng lo ngại. 2. Dị ứng thực phẩm Một trong những nguyên nhân gây nôn ở trẻ 3 tuổi là dị ứng thực phẩm. Một số loại đồ ăn sau bé thường bị dị ứng: sữa bò, đậu phộng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều…), hải sản, lúa mì, cá, trứng… Bé bị dị ứng thực phẩm thường nôn ói kèm theo ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở. 3. Ngộ độc thực phẩm Có một số vi khuẩn như salmonella, e coli, listeria… thường ẩn trong thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chính chúng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Bị nhiễm độc thực phẩm, trẻ sẽ nôn nao, nôn ói, tiêu chảy hoặc đau dạ dày (cũng có khi sau 1 hoặc 2 ngày triệu chứng mới xuất hiện). 4. Tắc ruột Tắc ruột là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên rất nguy hiểm. Trẻ 3 tuổi có thể bị tắc ruột vì dạ dày còn nhỏ, bã thức ăn quá lớn không đi qua được. Trẻ bị tắc ruột thường bị nôn kèm đau bụng dữ dội, vã mồ hôi… Lúc đầu bé nôn ra thức ăn, sau đó là dịch mật, dịch tiêu hóa. Nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. 5. Cúm dạ dày Cúm dạ dày còn gọi là viêm dạ dày – một loại bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus rota hoặc norovirus gây ra. Trẻ 3 tuổi có thể bị lây bệnh theo các cách sau: Bé tiếp xúc với người có bệnh Bé ăn thức ăn có virus Tay bé chạm vào bề mặt có chứa virus, sau đó tay chưa rửa mà đưa lên miệng hoặc mũi. Biểu hiện của cúm dạ dày, thông thường, xuất hiện từ 12-48 giờ sau khi bé tiếp xúc và nhiễm virus. Triệu chứng của bệnh là bé bị nôn nhiều, kèm đau bụng và đôi khi là bị tiêu chảy. Với bệnh này, chỉ cần uống thuốc hoặc nghỉ ngơi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ là trẻ có thể khỏe hơn sau từ 1-3 ngày. 6. Sử dụng thuốc Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều có thể là do việc bé sử dụng một số loại thuốc khi bụng đang đói. Mẹ lưu ý một số loại thuốc sau có thể gây nôn ở trẻ: Codeine Erythromycin Viên bổ sung sắt Một vài loại thuốc trị hen suyễn, chẳng hạn như acetaminophen Vậy nên, trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 7. Chấn thương đầu Chấn thương đầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Hiện tượng nôn do chấn thương đầu rất nguy hiểm, thế nhưng, bé 3 tuổi thường hay mắc phải do lứa tuổi này con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị va, té ngã. Ngoài bị nôn nhiều, bé bị chấn thương đầu có các triệu chứng sau: Đau đầu (đầu có thể sưng hoặc không) Lờ đờ, nói lắp Khó đi lại Khó thức dậy Mất ý thức hoặc mờ tầm nhìn Nếu con bạn bị ngã, đầu bị va mạnh, kèm các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chụp chiếu kiểm tra. Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện muộn sau khi bé va chạm đầu (từ 24-72 giờ), thế nên không được chủ quan nhé. 8. Chứng đau nửa đầu Bạn đừng nghĩ chỉ có người lớn mới bị chứng đau nửa đầu? Từ 18 tháng, trẻ có thể bị đau nửa đầu. Đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra cụ thể vì sao trẻ mắc chứng này (có thể do di truyền hoặc nhiều nguyên nhân khác). Bị chứng này, trẻ có thể bị đau đầu kèm nôn ói, chóng mặt, buồn nôn, hoặc nhạy cảm với mùi và âm thanh cùng nhiều biểu hiện khó chịu khác. Vậy là qua bài viết trên đây, các bậc cha mẹ đã biết được các nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều rồi. Hãy chú ý quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bé nhà mình cẩn thận nha!
Nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần bạn có biết?

Nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần bạn có biết?

    Một trong những điều mọi ông bố, bà mẹ đều “phát hoảng” đó là trẻ lên cơn sốt và thường bị sốt đi sốt lại nhiều lần. Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, nguyên nhân do đâu, liệu có nguy hiểm hay không? Đều là những vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp các vị phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần và tìm hiểu liệu trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần liệu có nguy hiểm hay không. Nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những nguyên nhân tới từ bệnh không nhiễm trùng và bệnh nhiễm trùng. 1. Bệnh nhiễm trùng Đa số các trường hợp trẻ bị sốt là do nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn làm cho hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ không đủ sức chống lại. Thông thường, đối tượng rất dễ nhiễm bệnh nhiễm trùng, gây sốt đi sốt lại nhiều lần là trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Đối với loại sốt này, cha mẹ không được chủ quan để lâu, vì càng để lâu càng nghiêm trọng. Các bệnh nhiễm trùng gây sốt là: Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây sốt ở trẻ bao gồm: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ sốt cao kèm với ho có đờm, nặng thì khó thở, thậm chí là ho ra máu và đau ngực… Sốt virus (sốt siêu vi): Tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Đây là bệnh cấp tính, đặc biệt hay xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch yếu. Sốt siêu vi thường kéo dài từ 7-10 ngày, có thể tự khỏi và không nguy hiểm, song không được chủ quan vì bệnh diễn biến nhanh. Viêm họng: Viêm họng làm cho trẻ có thể sốt cao lên tới 39-40 độ. Khi bị viêm họng, trẻ bị đau rát họng (đau khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn), khản tiếng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nếu trẻ bị sốt kèm các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi và màu lạ, đau vùng thắt lưng… thì trẻ có thể bị viêm bàng quang, viêm cầu thận… Sốt phát ban: Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy của sốt phát ban là trẻ bị sốt kèm theo nổi mẩn đỏ li ti khắp người. Nhiễm trùng gan – mật: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần. Nếu bố mẹ nhận thấy con bị sốt và bị vàng da, vàng mắt, cảm thấy đau tức vùng bụng (chỗ gan mật) thì khả năng cao trẻ bị bệnh nhiễm trùng gan – mật. Bệnh thương hàn: Trẻ bị thương hàn có các triệu chứng như sốt, chướng bụng, bị nôn, một số trẻ bị tiêu chảy. Sốt do thương hàn thường tái đi tái lại liên tục trong một thời gian ngắn và sốt không quá cao. Nhiễm khuẩn não – màng não: Bệnh này thường làm cho con bị sốt cao, kèm các dấu hiệu khác như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa. Nếu bị nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật, hôn mê, li bì. Trẻ dưới 6 tháng bị sốt kèm biểu hiện thóp phồng. Bệnh lao phổi: Nhiều trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần là do bệnh lao phổi. Khi bị bệnh này, trẻ thường ho khan, sụt cân, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Ngoài các bệnh nhiễm trùng có thể gây sốt trên, một số bệnh khác cũng làm cho trẻ bị sốt tái lại, như: viêm tai giữa, viêm amidan, bệnh sốt rét, nhiễm trùng máu… 2. Bệnh không nhiễm trùng Tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần không chỉ do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công cơ thể mà còn xảy ra khi trẻ mắc các bệnh lý huyết học khác hoặc trẻ mắc bệnh tự miễn. Những loại bệnh có thể làm cho trẻ sốt tái lại như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp cấp tính, sốt mọc răng… Thường sốt do các bệnh không nhiễm trùng gây ra ít nguy hiểm hơn sốt do các bệnh nhiễm trùng. Hiện tượng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần có nguy hiểm không? ​ Sốt không phải là một loại bệnh mà dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé đang gặp vấn đề. Thông thường, trẻ chỉ bị sốt trong một vài ngày rồi khỏi. Cha mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách trong thời gian này và không phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt đi sốt lại nhiều lần trong một thời gian ngắn (khoảng cách giữa mỗi lần sốt tối thiểu là bảy ngày), đó là lúc người lớn cần cho bé đi bệnh viện khám để phát hiện bệnh. Ngoài ra, trong một số trường hợp sau, bố mẹ cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay: Trẻ bị nôn hết tất cả những gì mà con ăn vào. Co giật liên tục, chân tay bị lạnh run khi sốt. Trẻ bú ít hoặc bỏ bú, không uống được thứ gì, thóp phồng, cổ cứng… Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38ºC, kèm dấu hiệu bé lừ đừ, ngủ li bì. Trẻ có dấu hiệu xuất huyết, nổi mẩn đỏ, chảy máu lợi, chảy máu cam, nặng hơn là nôn ra máu kèm theo phân màu đen như bã cà phê… Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng bé bị sốt đi sốt lại? Để hiện tượng sốt đi sốt lại không xảy ra thì cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng các biện pháp sau: Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi phù hợp với lứa tuổi. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, môi trường ô nhiễm. Khi trẻ bị bệnh, hãy ưu tiên để hệ miễn dịch của con tạo kháng thể bảo vệ thay vì sử dụng thuốc sớm. Cần tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa bệnh. Trên đây là những thông tin về nguyên nhân trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, hay trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần có nguy hiểm hay không, làm sao để phòng ngừa tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần. Mong rằng bài viết này của quaythuoctruonganh.org đã mang lại những thông tin quan trọng, bổ ích để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.
Mách cha mẹ: Cách xử lý khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần

Mách cha mẹ: Cách xử lý khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần

     Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần khiến cha mẹ lo lắng không yên, thậm chí đối với nhiều bậc cha mẹ không biết phải xử lý ra sao khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần. Vậy nên, bài viết dưới đây quaythuoctruonganh.org sẽ mách bạn những cách xử trí khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần. Bố mẹ xem ngay bài viết sau để đánh bay cơn sốt của trẻ nhé. Một số phương pháp sau bạn có thể áp dụng để xử lý tình trạng bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần: 1. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không được ủ kín trẻ. Tốt nhất nên chọn con mặc quần áo cotton mỏng, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi lúc trẻ sốt, thân nhiệt tăng cao nên mặc quần áo dày bé không thoát nhiệt được khiến mồ hôi vã ra, ngấm ngược vào người và bé dễ bị cảm. 2. Lau người bằng nước ấm Việc đầu tiên khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần lau người bằng nước ấm cho con. Đây là một cách hạ sốt đơn giản, hiệu quả, bạn dùng một khăn mềm sạch, thấm nước ấm và lau lên các bộ phận như trán, nách, bẹn và thực hiện cách 2-3 tiếng/lần. Nếu trẻ sốt cao, có thể lau người toàn thân bằng nước ấm. Bố mẹ lưu ý rằng không sử dụng nước lạnh vì nước lạnh khiến các mạch cơ thể trẻ co lại, dẫn tới nhiệt độ không được hạ, sốt cao hơn và trẻ cũng có thể bị cảm lạnh. 3. ​Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Với trẻ trên 3 tháng tuổi, sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ khi nào thân nhiệt trẻ trên 38ºC trở lên và đã áp dụng lau người nhưng không hạ sốt thì mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Khi uống cũng cần tuân theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý dùng thuốc hạ sốt, gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan nội tạng và sức khỏe trẻ. 4. Uống nhiều nước Bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần sẽ bị mất nước, uể oải, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cần cho con uống thật nhiều nước. Với trẻ nhỏ, tăng cường cho bé bú mẹ. Trẻ lớn hơn, bố mẹ cho con uống nước đun sôi, nước trái cây hoặc oresol bù nước. Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cơ thể trẻ nhanh hạ sốt. Tuyệt đối không được để cơ thể trẻ trong tình trạng sốt mất nước, vì rất nguy hiểm. 5. Đi khám bệnh Bé sốt đi sốt lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như trên. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đi khám bệnh càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và được điều trị. Trên đây là những cách xử lý khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần mà cha mẹ nên biết tới. Nếu trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, cha mẹ không được chủ quan và cần có các biện pháp để xử lý kịp thời. Mong rằng bài viết này của quaythuoctruonganh.org đã mang lại những thông tin quan trọng, bổ ích để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn lúc bị sốt.
Giải đáp: Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Giải đáp: Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

    Bà đẻ kiêng cữ bao lâu hay có nên kiêng cữ sau sinh không? Hẳn nhiều bà mẹ hiện đại đã từng đặt ra những câu hỏi như vậy về vấn đề kiêng cữ sau sinh. Vậy hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên của các mẹ qua bài viết dưới đây nhé! Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không? Kiêng cữ sau sinh mỗi thời mỗi khác, mỗi thế hệ mỗi quan niệm. Tùy vào hoàn cảnh riêng và cơ địa mỗi người mà mẹ có thể thực hiện kiêng bao lâu và kiêng như thế nào để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố đúng khoa học để an toàn cho mẹ. Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh (kiêng cữ sau khi sinh). Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu? Thời xưa, các mẹ phải ở cữ bao lâu? Sau sinh, các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa,… Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu,… Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ bao lâu chỉ nên thực hiện trong 1 tháng. Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng,… Tác hại của việc không kiêng cữ sau sinh là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác. Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ và quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ. Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ sau khi sinh phù hợp sức khỏe bản thân nhất. Qua bài viết này bạn cũng đã biết phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh rồi đúng không? Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của chính bản thân bạn nhé!
Những điều kiêng cữ sau sinh mẹ cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Những điều kiêng cữ sau sinh mẹ cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

    Thời nay ai còn nằm than, ai còn kiêng ở nhà 3 tháng 10 ngày, hay kiêng cữ như thế nào? Hẳn nhiều bà mẹ hiện đại đã từng đặt ra những câu hỏi như vậy về vấn đề kiêng cữ sau sinh. Thực ra không ai bắt mẹ phải theo quan điểm Á Đông hoàn toàn hay cho rằng Tây hóa là sai. Ngày nay, chuyện ở cữ đã thoải mái hơn xưa. Tuy vậy, vẫn có những lời khuyên từ ông bà “chuẩn” khoa học mà mẹ nên ngâm cứu kỹ! Vậy, sau sinh nên kiêng cữ như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Kiêng cữ đối với phụ nữ sau sinh thường Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Vì sao? Theo dân gian và y khoa giải thích, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này có thể bị lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Tranh thủ nằm càng nhiều càng tốt Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh. Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cử sau sinh đúng cách là chỉ nên ngồi cho bé bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu, còn khi mỏi lưng thì nên nằm xuống. Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên đứng lên đi lại 24 tiếng sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng dính ruột. Không làm việc nặng Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn. Vệ sinh răng miệng đúng cách Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng (dùng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm; chải dọc nhẹ nhàng) súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại để tránh lây vi khuẩn sang mỗi lần hôn má bé cưng. Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc. Nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng. Tắm nắng đúng thời điểm Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8 giờ sáng và không nên tắm nắng quá 30 phút. Sử dụng gối mềm khi đi xe hơi Khi đi taxi hay đi ô tô từ bệnh viện về nhà hoặc di chuyển ra ngoài khi có việc gấp, mẹ nên đặt một chiếc gối mềm ở dưới bụng để giảm cơn nhói khi đi xe. Dù xe có đi chậm thì cũng không thể tránh được những cú phanh xe hay dừng đột ngột. Việc làm này giúp chỗ khâu bụng bị ít ảnh hưởng và đau hơn. Không leo cầu thang nhiều Nếu phòng nghỉ của bạn ở tầng cao thì tốt nhất là nên dọn xuống tầng 1 hay tầng trệt để nghỉ ngơi vì sinh mổ nên kiêng leo cầu thang. Hãy hạn chế leo cầu thang nhất có thể. Tránh xa các thiết bị điện tử Sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… cũng là điều tối kỵ của việc kiêng cữ sau sinh khoa học. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút. Tránh quan hệ tình dục sau sinh quá sớm Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 4-6 tuần thì mới tốt. Quan hệ sau sinh sớm vừa đau lại dễ bục vết khâu, bạn nhớ dặn chồng chịu khó chờ nhé. Phụ nữ sau sinh không nên nín tiểu Mẹ sau sinh không nên nín đi vệ sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Kiêng cữ đối với phụ nữ sinh mổ Không khóc khi tắm Dù có bất kỳ chuyện ấm ức gì sau sinh mẹ cũng không nên trốn vào nhà tắm vừa khóc vừa bật vòi nước, nhất là với mẹ sinh mổ. Khi nước mắt nhỏ vào vết sinh mổ thì vết mổ càng lâu lành. Lâu lành đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đau lâu. Nhờ người nhà chăm sóc vết mổ Mẹ đừng cố gắng kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ. Thay vào đó, hãy nhờ người thân quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy máu. Tư thế nằm ngủ và cho con bú Mẹ nằm hơi ngả lưng về phía sau và bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ. Tư thế này áp dụng cho các mẹ sinh mổ nhằm tránh bé động vào vết thương phẫu thuật trên bụng. Tránh thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi… Kiêng cữ đối với phụ nữ sau sinh con rạ Sinh con rạ có thể kéo dài từ 8 tiếng tùy theo sức khỏe của mẹ, song sẽ nhanh hơn và dễ hơn vì mẹ bầu đã có kinh nghiệm sinh con từ lần trước. Sau khi sinh con, mẹ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và kiêng các loại thực phẩm có tính hàn hay đồ nếp, rau muống, thịt bò… vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Với những kinh nghiệm khi sinh lần đầu tiên, mẹ bầu có thể áp dụng với lần sinh con thứ hai. Tuy nhiên, việc sinh con không cần phải quá kiêng cữ như ông bà ngày xưa vẫn làm. Chỉ cần mẹ và bé khỏe mạnh thì có thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt bình thường miễn sao giữ cho mẹ chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Tâm sự: Chuyện những bà bầu "xanh mặt" vì ốm nghén

Tâm sự: Chuyện những bà bầu "xanh mặt" vì ốm nghén

    Các hormone trong cơ thể thay đổi vào thời kỳ mang thai đã khiến cho nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng “ốm nghén”. Đặc biệt tình trạng “ốm nghén” này thường diễn ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Xanh mặt vì ốm nghén Nói chủ đề gì chứ riêng chủ đề về ốm nghén với chị Huệ (Đường Bưởi, Hà Nội) thì nói cả ngày không hết. Chị hài hước chia sẻ: “Từ lúc mất kinh cho đến 3 tháng đầu, mình bị nghén ‘te tua’. Không ngày nào là mình không nôn ít nhất 10 lần, người bạn thân thiết của mình chính là cái toilet”. Chỉ cần ngửi thấy mùi cơm nóng, mùi lẩu là chị nôn òng ọc bất kể đang làm gì, đang đi đâu. Anh chị em trong công ty cũng đã quá quen với cảnh đang yên đang lành bỗng dưng thấy chị chạy xồng xộc vào nhà vệ sinh và ở lì trong đó. Chị Huệ đang bước sang tháng bầu thứ 4, chị mừng rỡ khi những cơn nghén xuất hiện có vẻ ít hơn trước, tuy thế cơm cháo, miến phở... chị "đầu hàng", cố cũng không thể ăn được; chị thèm ăn và ăn ngon lành với món bánh lương khô – một món ăn mà trước đây chỉ khi bé xíu chị mới ăn. Mỗi khi nhìn chị nhai rau ráu món này, mọi người trong công ty, gia đình đều phải phì cười. Chị Lan (Hoàng Cầu, Hà Nội) vẫn còn nhớ như in cảm giác nghén "kinh hoàng" của mình. Chị khá may mắn là chỉ nghén 1 tháng đầu, tuy thời gian ít nhưng thời điểm đó với chị quả là đáng sợ. Đi đến đâu, chị cũng nơm nớp lo sợ mình "phóng uế". Mẹ chồng làm cá, đang định lon ton vào làm cùng thì vừa ngửi mùi tanh nồng, chị đã "ọe ọe" rồi chạy một mạch ra ngoài nằm thở; ra chợ mua đồ thì vừa ngửi thấy mùi thịt (cái mùi mà trước giờ chẳng bao giờ chị ngửi thấy), chị cũng phải bịt mũi nín thở đi qua thật nhanh. Tuần đầu tiên hầu như chị không ăn được gì, cứ ăn vào là nôn. Sau 1 tuần sọp cân đi trông thấy, đi khám chị được bác sỹ cho nhập viện để truyền nước và gluco. Sau 1 ngày rưỡi liên tục truyền 7 chai, chị xanh xao, mệt mỏi. Nếu như trước đây chị dễ ngủ, sấm đánh bên tai chị chẳng xi nhê thì giờ đêm nào chị cũng nằm trong tình trạng khó ngủ vì đói lả, đầy bụng hoặc nóng ruột. Chị còn được ví như cái đồng hồ, cứ đến 4 giờ chiều, chị lại bưng mặt chạy vào toilet để "ọe ọe''. Không những thế, cứ nhìn thấy chồng chị lại lên cơn nghén. Trước hai vợ chồng chị như đôi chim cu, đi đâu cũng có nhau, giờ thì anh đi trước, chị đi sau. Trong tháng đầu tiên đó ngoài mùi thịt cá, chị còn nghén cả mùi chồng. Thậm chí chỉ cần nhìn thấy anh ở đằng xa chị đã "ọe ọe" rồi nôn thốc nôn tháo, nôn như được mùa. Tủi thân lắm nhưng anh cũng chẳng biết làm thế nào để giúp vợ, anh chỉ còn biết "dọn dẹp quần áo của mình cho thật cẩn thận lỡ chị ngửi thấy mùi lạ thì khổ". Cùng cảnh nghén vô tội vạ là chị Thủy (Võ Thị Sáu, TP HCM). Người khác còn có cái này cái kia để ăn tạm, đằng này chị chẳng ăn được gì thậm chí là uống nước lọc. Sáng nào chị cũng “tung hoành” trong nhà vệ sinh 1 tiếng để vừa vệ sinh thân thể và vừa chống chọi lại những cơn nôn khan khó chịu mà thai kỳ đem lại. Từ ngày mang bầu bé Ken, chị suốt ngày chạy đôn chạy đáo vào viện để truyền nước. Sau 2 tuần mang bầu, chị tụt những 3 kg, lo lắng con thiệt thòi, phát triển không tốt, chưa thử nhiều cách nhưng chị đoan chắc, mình thử "cách giời cũng sẽ thế mà thôi", cuối cùng chị tấm tắc khi được bạn rỉ tai cách truyền nghén cho chồng. Thế là một buổi tối, chị phục kích lúc chồng ngủ say, chị bước qua bước lại người chồng 7 lần. Thế nhưng chẳng thấy có gì khác lạ trong người, chị vẫn nghén và chồng vẫn khỏe. Cách hay trị ốm nghén Trên diễn đàn về bà bầu, chủ đề trị ốm nghén được rất nhiều chị, nhiều mẹ quan tâm, chia sẻ. Chị Chi (Bắc Giang) trước đây cũng là một bà bầu “nghén hạng nặng” nhưng chị cho rằng khi áp dụng vài cách sau, chị giảm hẳn những triệu chứng khó chịu đó. Sau một chuỗi ngày vật lộn với nghén, chị có mặt tại bệnh viện để truyền nước, các bác sĩ ở đây đã dặn chị mỗi ngày uống 2 viên vitamin B5. “Quả nhiên, mình đỡ hẳn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thử theo cách này, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé”, chị nói. Ngoài ra, chị Chi cũng cho rằng hạn chế những đồ ăn tanh, nồng, cay quá, chua quá cũng khiến giảm triệu chứng nghén ở bà bầu. Một người bạn thân suốt ngày ở trong túi chị dù đi đâu đó là vài lát chanh tươi, cứ khi nào chị “lên cơn”, chị lại lôi ra ngửi hoặc thả vào cốc nước lọc để uống. Vị chua nhẹ, thanh mát của chanh đã khiến chị thoải mái và không còn nghén nữa. Chị Thùy (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ về cách trị ốm nghén của mình như sau: Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no dù đang đói. Sau ăn không đánh răng luôn vì điều này có khả năng gây nôn; tập thể dục đều đặn, đi bộ và yoga dành cho bà bầu. Trên đây là câu chuyện của một số bà bầu bị ốm nghén và một số mẹo trị ốm nghén hiệu quả mà các mẹ bầu có thể tham khảo và thử áp dụng nếu bị ốm nghén.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ